Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vụ Ồ Ạt Thu Mua Lá Vải Thiều Khô: Mục Đích Làm Đất Nhân Tạo

Vụ Ồ Ạt Thu Mua Lá Vải Thiều Khô: Mục Đích Làm Đất Nhân Tạo
Ngày đăng: 10/12/2011

Như tin đã đưa, trong thời gian gần đây có doanh nghiệp ồ ạt thu mua lá vải thiều khô tại vựa vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang làm dấy lên dư luận nghi vấn về mục đích thu mua.

Sáng ngày 8-12, ông Nguyễn Trung Thành, đại diện Công ty TNHH Kinh doanh – Thương mại Lâm Sơn (có trụ sở tại Phường Định Công, Hà Nội) khẳng định: Đơn vị hiện đang tiến hành thu mua lá vải thiều khô tại Lục Ngạn. Số lượng thu mua ước đạt khoảng hơn 100 tấn. Mục đích của doanh nghiệp là thu mua lá vải thiều khô đã rụng xuống và không sử dụng của người nông dân.

Sau khi thu mua, đơn vị sẽ tiến hành sơ chế, ép và sau đó xuất khẩu sang Nhật Bản. Phía Nhật Bản sẽ tiếp tục chế biến để thành đất nhân tạo hoặc phân bón. Nguyên nhân mà Nhật Bản phải nhập khẩu lá vải thiều về làm đất nhân tạo là do nhiều vùng đất ở nước này đã bị nhiễm xạ do rò rỉ tại các nhà máy điện hạt nhân thời gian qua, ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng.

Ông Thành cho biết thêm, trước khi mở xưởng thu mua và sơ chế tại thôn Áp, xã Tân Quang, đơn vị đã tiến hành thu mua khoảng 2 tấn lá vải thiều khô, ủ trong 2 tháng và mời phía đối tác Nhật Bản sang kiểm tra chất lượng, ký hợp đồng thu mua với đơn vị.

Trước đó, phía Nhật Bản cũng đã từng thu mua lá nhãn ở Thái Lan để làm đất nhân tạo, tuy nhiên do bất ổn chính trị và ảnh hưởng của trận lũ vừa qua nên đã chuyển thị trường sang Việt Nam với sản phẩm chính là lá vải.

Về phía Công ty Lâm Sơn do sức chứa có hạn và gặp trục trặc trong việc sản xuất, lắp ráp dây chuyền thiết bị nên dự kiến thời gian sản xuất sẽ chính thức bắt đầu từ ngày 20-12. “Tuy nhiên, đặc tính của lá vải thiều rất khó phân huỷ nên phía Nhật Bản chỉ thu mua lá vải đã rụng. Chúng tôi cũng không mua lá vải thiều tươi do bởi sẽ mất rất nhiều thời gian để làm khô lá vải” – Ông Thành nói.

Sau thông tin về việc thu mua lá vải thiều khô trên Tiền phong, UBND huyện Lục Ngạn đã mời đại diện Công ty Lâm Sơn về làm việc để làm rõ mục đích thu mua và những vấn đề liên quan vào chiều ngày hôm nay, 8-12.


Có thể bạn quan tâm

Trồng màu trái vụ thu nhập khá Trồng màu trái vụ thu nhập khá

Trồng hoa màu trái vụ thường gặp rất nhiều khó khăn do phụ thuộc vào thời tiết, tuy nhiên với vốn kinh nghiệm canh tác, lại biết nắm bắt được diễn biến của thời tiết, áp dụng các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu mà nhiều nông dân ở thôn Kim Long, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đã có thu nhập khá từ các mô hình trồng hoa màu trái vụ.

22/04/2015
Tìm đường tiêu thụ cho hành tím Sóc Trăng Tìm đường tiêu thụ cho hành tím Sóc Trăng

Để giúp một lượng lớn hàng tím của người dân Nam bộ đang dồn ứ trong kho, ngành đường sắt quyết định miễn phí cước tàu hỏa từ Nam ra Bắc cho nông dân. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp cấp bách, mang tính tạm thời vì muốn tiêu thụ hàng chục nghìn tấn sản phẩm này cần phải có những phương án bao tiêu dài hơi và căn cơ hơn.

22/04/2015
Xây dựng mô hình trồng bắp lai trên nền đất lúa kém hiệu quả Xây dựng mô hình trồng bắp lai trên nền đất lúa kém hiệu quả

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Long vừa triển khai dự án “Xây dựng mô hình trồng bắp lai trên nền đất lúa kém hiệu quả” tại xã Vĩnh Xuân (Trà Ôn).

22/04/2015
Hơn 1000 ha lúa xuân bị bệnh vàng lá chưa rõ nguyên nhân Hơn 1000 ha lúa xuân bị bệnh vàng lá chưa rõ nguyên nhân

Hiện nay trên các trà lúa xuân tại nhiều địa phương trong tỉnh Nghệ An xuất hiện hơn 1000 ha lúa bị nhiễm vàng lá, tập trung chủ yếu ở Nam Đàn 350 ha, Diễn Châu gần 400 ha, Quỳnh Lưu trên 250 ha và nhiều huyện đồng bằng, một số xã thuộc huyện miền núi thấp.

22/04/2015
Khởi công Trung tâm giống hươu lớn nhất Việt Nam Khởi công Trung tâm giống hươu lớn nhất Việt Nam

Sáng 19-4, Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh - CTCP (Hà Tĩnh) tổ chức lễ khởi công Trung tâm Giống hươu Việt Nam tại huyện Hương Sơn. Dự án Trung tâm Giống hươu Việt Nam được xây dựng trên tổng diện tích gần 50 ha thuộc hai xã Sơn Quang và Sơn Lĩnh, trong đó: giai đoạn 1 (2015 - 2016) xây dựng trên diện tích 16 ha, có tổng mức đầu tư gần 40 tỷ đồng, với tổng đàn 1.000 con hươu giống; giai đoạn 2 (2016 - 2017) mở rộng khoảng 30 ha với khoảng 5.000 đến 10.000 con, gồm nuôi tập trung và nuôi liên kết hộ gia đình.

22/04/2015