Vụ Ồ Ạt Thu Mua Lá Vải Thiều Khô: Mục Đích Làm Đất Nhân Tạo

Như tin đã đưa, trong thời gian gần đây có doanh nghiệp ồ ạt thu mua lá vải thiều khô tại vựa vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang làm dấy lên dư luận nghi vấn về mục đích thu mua.
Sáng ngày 8-12, ông Nguyễn Trung Thành, đại diện Công ty TNHH Kinh doanh – Thương mại Lâm Sơn (có trụ sở tại Phường Định Công, Hà Nội) khẳng định: Đơn vị hiện đang tiến hành thu mua lá vải thiều khô tại Lục Ngạn. Số lượng thu mua ước đạt khoảng hơn 100 tấn. Mục đích của doanh nghiệp là thu mua lá vải thiều khô đã rụng xuống và không sử dụng của người nông dân.
Sau khi thu mua, đơn vị sẽ tiến hành sơ chế, ép và sau đó xuất khẩu sang Nhật Bản. Phía Nhật Bản sẽ tiếp tục chế biến để thành đất nhân tạo hoặc phân bón. Nguyên nhân mà Nhật Bản phải nhập khẩu lá vải thiều về làm đất nhân tạo là do nhiều vùng đất ở nước này đã bị nhiễm xạ do rò rỉ tại các nhà máy điện hạt nhân thời gian qua, ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng.
Ông Thành cho biết thêm, trước khi mở xưởng thu mua và sơ chế tại thôn Áp, xã Tân Quang, đơn vị đã tiến hành thu mua khoảng 2 tấn lá vải thiều khô, ủ trong 2 tháng và mời phía đối tác Nhật Bản sang kiểm tra chất lượng, ký hợp đồng thu mua với đơn vị.
Trước đó, phía Nhật Bản cũng đã từng thu mua lá nhãn ở Thái Lan để làm đất nhân tạo, tuy nhiên do bất ổn chính trị và ảnh hưởng của trận lũ vừa qua nên đã chuyển thị trường sang Việt Nam với sản phẩm chính là lá vải.
Về phía Công ty Lâm Sơn do sức chứa có hạn và gặp trục trặc trong việc sản xuất, lắp ráp dây chuyền thiết bị nên dự kiến thời gian sản xuất sẽ chính thức bắt đầu từ ngày 20-12. “Tuy nhiên, đặc tính của lá vải thiều rất khó phân huỷ nên phía Nhật Bản chỉ thu mua lá vải đã rụng. Chúng tôi cũng không mua lá vải thiều tươi do bởi sẽ mất rất nhiều thời gian để làm khô lá vải” – Ông Thành nói.
Sau thông tin về việc thu mua lá vải thiều khô trên Tiền phong, UBND huyện Lục Ngạn đã mời đại diện Công ty Lâm Sơn về làm việc để làm rõ mục đích thu mua và những vấn đề liên quan vào chiều ngày hôm nay, 8-12.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở NN&PTNT, đến nay, tổng diện tích thả nuôi tôm biển thâm canh, bán thâm canh trong tỉnh Bến Tre là 882ha, diện tích bị thiệt hại là 143ha. Tôm chết giai đoạn từ 30-35 ngày tuổi, do bệnh hoại tử gan tụy cấp, bệnh đốm trắng, tập trung tại các xã: Định Trung, Đại Hòa Lộc và các địa phương nuôi ngoài vùng qui hoạch, như: Thới Lai, Phú Vang, Lộc Thuận (Bình Đại).

Thời gian qua dù cơ quan chức năng thành phố đã tăng cường kiểm tra xử lý, nhưng nhiều hộ chăn nuôi cá bè trên sông Cái (thuộc nhánh sông Đồng Nai) vẫn lén lút nhập nguồn thức ăn cho cá là nội tạng gia súc, gia cầm, trong đó có hàng trăm ký lòng gà, lòng vịt.

Năm 2014, TX Sông Cầu (Phú Yên) có chủ trương đa dạng hóa các vật nuôi thủy sản thân thiện với môi trường, phát triển nuôi trồng thủy sản trên cơ sở quản lý chặt chẽ quy hoạch các vùng nuôi. Tổ quản lý cộng đồng trong nuôi trồng thủy sản tại các vùng nuôi ở TX Sông Cầu là một nhân tố quyết định đến sự thành công của vụ nuôi, đồng thời giúp ngư dân nuôi thủy sản bền vững.

Trong cái nắng chang chang của những ngày đầu tháng 3, bên những rẫy mía vừa thu hoạch xong, chuyện trà dư tửu hậu về cây mía bắt đầu bằng tiếng thở dài và kết thúc bằng những cái lắc đầu ngao ngán.

1 tuần nay, giá cá tra nguyên liệu chế biến xuất khẩu trên thị trường được các doanh nghiệp (DN) thu mua tăng trở lại với mức 24.000 - 24.200 đồng/kg, giúp người nuôi cá có lãi khoảng 650 triệu đồng/ha. Giá cá tra giống cũng đang nằm ở mức có lãi cho người ương cá và có xu hướng tiếp tục tăng trong thời gian tới.