Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vụ Ồ Ạt Săn Địa Sâm Bán Sang Trung Quốc Ngăn Cấm Triệt Để

Vụ Ồ Ạt Săn Địa Sâm Bán Sang Trung Quốc Ngăn Cấm Triệt Để
Ngày đăng: 27/06/2014

Nguyên nhân là do người dân ồ ạt bắt giun biển gây ảnh hưởng đến tài nguyên, đa dạng sinh học, môi trường nuôi trồng thủy sản.

Ngày 26/6, ông Nguyễn Quang Vinh Bình – Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh TT-Huế cho biết, đã có công văn gửi UBND các xã, thị trấn đầm phá ven biển yêu cầu không cho phép và ngăn cấm triệt để những người ngoại tỉnh cũng như người dân địa phương khai thác địa sâm (dân địa phương gọi là giun biển) cho đến khi có trả lời chính thức từ Bộ NN-PTNT.

Theo ông Bình, sở dĩ phải chờ câu trả lời của Bộ là do việc quản lý khai thác trùn biển đang có mâu thuẫn ở 2 văn bản quy phạm pháp luật của Bộ NN-PTNT là cho phép khai thác trùn biển từ 10 cm trở lên và cấm khai thác hoàn toàn.

Còn theo quy định của UBND tỉnh TT-Huế, nguồn lợi thủy sản trong vùng đầm phá không cho phép người dân ngoại tỉnh vào tùy tiện khai thác; thẩm quyền cấp phép khai thác nguồn lợi thủy sản ở khu vực nói trên được phân cấp cho UBND các huyện.

Khu vực đầm phá Tam Giang – Cầu Hai xác định 2 loại giun biển, gồm: loại nhỏ có tên khoa học Sipunculus nudus Linnaeus, dài khoảng 10 cm, nặng 10 – 12 g, thân tròn như ống, màu hồng nhạt, phần giữa thân có 30 sợi cơ dọc bao quanh, rất linh hoạt và loại to gọi là sá sùng chuối, tên khoa học Sipunculus sp, cũng họ sâu đất Sipunculidae, nặng tới 120 g.

Như NNVN ngày 24/6 đã thông tin, thời gian gần đây, người dân ở các tỉnh phía Nam đổ xô đến vùng ven cửa biển, đầm phá thuộc hệ thống phá Tam Giang, ồ ạt bắt giun biển bán cho thương lái đưa sang Trung Quốc, gây ảnh hưởng đến tài nguyên, đa dạng sinh học, môi trường nuôi trồng thủy sản.


Có thể bạn quan tâm

Lại Mang Họa Vì “Bắp Cao Sản” Lại Mang Họa Vì “Bắp Cao Sản”

Trong khi người dân 2 xã Đông, xã Lơ Ku (Kbang , Gia lai) vẫn chưa nhận được tiền đền bù từ vụ bắp (ngô) không có hạt thì đến lượt người dân xã Đăk Pơ Pho huyện Kon Chro của tỉnh này cũng khốn đốn bởi 2 giống bắp NK 67, NK 7328.

12/08/2013
Mô Hình Sản Xuất Cá Đối Mục Mô Hình Sản Xuất Cá Đối Mục

Khi chúng tôi đến, các cán bộ kỹ thuật của Trung tâm mồ hôi nhễ nhại, đang mải miết kéo lưới bắt cá; trên bờ bà con nông dân nói cười hồ hởi, chờ để nhận con giống về nuôi. Ông Nguyễn Văn Khang, Chủ tịch Hội Nghề cá phường Hà An (TX Quảng Yên) vui vẻ nói với chúng tôi: “Khi nhận được tin Trung tâm Khoa học kỹ thuật và Sản xuất giống thuỷ sản đã sản xuất thành công giống cá đối mục, bà con chúng tôi ai cũng mừng, cứ như sắp có một mùa bội thu lớn vậy.

13/08/2013
Nghiên Cứu Cải Tạo Giống Dê Tại Tỉnh Bắc Kạn Nghiên Cứu Cải Tạo Giống Dê Tại Tỉnh Bắc Kạn

Nhằm chọn lọc đàn dê địa phương để tạo ra đàn dê cái nền có khả năng sinh sản cao thích nghi với điều kiện khí hậu của địa phương, Sở KH&CN Bắc Kạn đã phối hợp với Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội xây dựng và triển khai dự án “Nghiên cứu cải tạo giống dê tại tỉnh Bắc Kạn”. Thời gian thực hiện trong 3 năm (2011 - 2013). Địa điểm thực hiện tại xã Hoà Mục huyện Chợ Mới, xã Nông Thượng thị xã Bắc Kạn.

13/08/2013
Cần Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Đúng Cách Cần Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Đúng Cách

Tuy nhiên, trên thực tế không ít nông dân mới phun thuốc trừ sâu được một, hai ngày đã mang ra chợ bán. Do đó lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong rau rất cao, nguy hiểm đến sức khoẻ người tiêu dùng.

13/08/2013
Ngành Chăn Nuôi Vẫn Loay Hoay Bài Toán Cung - Cầu Ngành Chăn Nuôi Vẫn Loay Hoay Bài Toán Cung - Cầu

Hơn một năm qua, người chăn nuôi cả nước lao đao trước nghịch lý giá nguyên liệu đầu vào liên tục tăng cao, trong khi giá thực phẩm lại xuống thấp. Hiện giá thịt gia súc, gia cầm (GSGC) bắt đầu tăng trở lại và nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ sau một thời gian dài "treo" chuồng đã quay trở lại chăn nuôi, khiến bài toán cung - cầu lệch nhau, làm bất ổn ngành chăn nuôi trong nước.

13/08/2013