Vụ Ồ Ạt Săn Địa Sâm Bán Sang Trung Quốc Ngăn Cấm Triệt Để

Nguyên nhân là do người dân ồ ạt bắt giun biển gây ảnh hưởng đến tài nguyên, đa dạng sinh học, môi trường nuôi trồng thủy sản.
Ngày 26/6, ông Nguyễn Quang Vinh Bình – Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh TT-Huế cho biết, đã có công văn gửi UBND các xã, thị trấn đầm phá ven biển yêu cầu không cho phép và ngăn cấm triệt để những người ngoại tỉnh cũng như người dân địa phương khai thác địa sâm (dân địa phương gọi là giun biển) cho đến khi có trả lời chính thức từ Bộ NN-PTNT.
Theo ông Bình, sở dĩ phải chờ câu trả lời của Bộ là do việc quản lý khai thác trùn biển đang có mâu thuẫn ở 2 văn bản quy phạm pháp luật của Bộ NN-PTNT là cho phép khai thác trùn biển từ 10 cm trở lên và cấm khai thác hoàn toàn.
Còn theo quy định của UBND tỉnh TT-Huế, nguồn lợi thủy sản trong vùng đầm phá không cho phép người dân ngoại tỉnh vào tùy tiện khai thác; thẩm quyền cấp phép khai thác nguồn lợi thủy sản ở khu vực nói trên được phân cấp cho UBND các huyện.
Khu vực đầm phá Tam Giang – Cầu Hai xác định 2 loại giun biển, gồm: loại nhỏ có tên khoa học Sipunculus nudus Linnaeus, dài khoảng 10 cm, nặng 10 – 12 g, thân tròn như ống, màu hồng nhạt, phần giữa thân có 30 sợi cơ dọc bao quanh, rất linh hoạt và loại to gọi là sá sùng chuối, tên khoa học Sipunculus sp, cũng họ sâu đất Sipunculidae, nặng tới 120 g.
Như NNVN ngày 24/6 đã thông tin, thời gian gần đây, người dân ở các tỉnh phía Nam đổ xô đến vùng ven cửa biển, đầm phá thuộc hệ thống phá Tam Giang, ồ ạt bắt giun biển bán cho thương lái đưa sang Trung Quốc, gây ảnh hưởng đến tài nguyên, đa dạng sinh học, môi trường nuôi trồng thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Đu đủ là giống cây rất ít khi mất mùa, dễ trồng và cho hiệu quả cao. Những năm gần đây, cây đu đủ đã giúp nhiều thanh niên nông thôn vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Hiện tình trạng chất lượng tôm giống không đồng đều vẫn còn khá phổ biến, tuy các địa phương đã kiểm soát được hầu hết số lượng tôm giống xuất trại, nhưng vẫn còn một lượng không nhỏ (khoảng 10-20%) chưa kiểm soát được chất lượng do nhiều cơ sở vẫn sử dụng tôm giống trôi nổi không rõ nguồn gốc.

Cần tách biệt khu nuôi tôm bố mẹ với các khu khác của trại giống để tránh tối đa việc lây nhiễm bệnh cũng như giảm thiểu các yếu tố stress (làm sốc tôm).

Chăm bón cực công, nông dân trồng hoa màu nuôi hy vọng tới kỳ thu hoạch. Nhưng trở ngại lớn nhất là khâu tiêu thụ, giá cả thất thường.

Đến thời điểm này, tại một số vùng tôm lúa của tỉnh Bạc Liêu, nông dân vẫn chưa thể thả giống như đã dự kiến. Có tình trạng trên là do năm nay nguồn nước được điều tiết về chậm hơn mọi năm.