Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vụ mùa, vụ đông vào nước rút

Vụ mùa, vụ đông vào nước rút
Ngày đăng: 14/09/2015

Công văn nêu: Đến 10/9, các tỉnh Bắc Trung bộ đang thu hoạch rộ lúa HT. Đánh giá ban đầu của các địa phương, vụ này năng suất khá hơn và tương đương cùng kỳ năm 2014, trừ một số diện tích các vùng miền núi, không chủ động nước, ảnh hưởng của nắng hạn gieo cấy muộn.

Lúa mùa sớm bắt đầu thu hoạch rộ ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, trung du miền núi phía Bắc. Trà mùa sớm lúa rất tốt, sạch sâu bệnh và cho năng suất cao (ước trên 60 tạ/ha). Trà mùa trung đã trổ bông trên 90%, một số trà gieo cấy muộn giữa tháng 7 ven biển các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng sẽ trổ kết thúc trước 20/9. Lúa vụ mùa năm nay được đánh giá là khá đẹp, đanh cây và sạch sâu bệnh do ít mưa, không có giông bão.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn TƯ, tháng 9 ở các tỉnh phía Bắc vẫn đang là thời kỳ mùa mưa bão và có khả năng xảy ra từ 3 - 4 đợt mưa vừa, mưa to; các tỉnh Bắc Trung bộ vẫn có thể xảy ra từ 1 - 2 đợt nắng nóng, bão muộn... Vụ đông theo dự báo sẽ ấm đầu vụ và lạnh cuối vụ.

Diễn biến sâu bệnh hại gia tăng, nhất là sâu đục thân cuối vụ, rầy nâu, rầy lưng trắng đang xuất hiện các ổ với mật độ cao.

Để đảm bảo chắc chắn sản xuất lúa vụ HT, mùa và SX vụ đông thắng lợi, Cục Trồng trọt đề nghị Sở NN-PTNT các tỉnh, thành phía Bắc tập trung chỉ đạo một số việc sau:

1. Tuyên truyền, vận động nông dân khẩn trương thu hoạch nhanh, gọn diện tích lúa HT và lúa mùa sớm đã chín với phương châm là “xanh nhà hơn già đồng”, "sáng lúa chiều ngô" để giải phóng đất để gieo trồng cây vụ đông ưa ấm như ngô, đậu tương, ớt và dưa, bí các loại. Nhóm cây ưa ấm với nhiều cây có giá trị kinh tế cao cần gieo cấy càng sớm càng tốt. Với các trà lúa chuẩn bị thu hoạch cần tính toán thời gian để làm bầu với nhóm cây này cho phù hợp và khớp với thời gian thu hoạch lúa, tránh để cây con quá ngày trong bầu, khi trồng phục hồi chậm và bị còi cọc.

Sau trồng nếu thời tiết thuận lợi, sau 3 - 4 ngày cây bén rễ cần tưới thúc ngay bằng phân NPK + nước phân chuồng loãng để thúc cây ra rễ nhanh. Với đậu tương gieo vãi không làm đất cần tuân thủ các hướng dẫn của cán bộ khuyến nông cơ sở.

2. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, khơi thông, vét mương máng và tạo rãnh thoát nước kết hợp rãnh tưới quanh ruộng và bề mặt ruộng đề phòng mưa lớn gây úng cục bộ, tháo cạn nước mặt ruộng, giữ nước nông hệ thống kênh mương vùng lúa đã chín và sắp chín để tạo thuận lợi cho trồng cây vụ đông.

3. Chú ý theo dõi diễn biến sâu bệnh hại nhất là sâu đục thân 2 chấm, rầy các loại, nhện đỏ, khô vằn gây hại trên lúa mùa trổ muộn. Chỉ đạo phòng trừ kịp thời bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục theo quy định.

4. Tiếp tục rà soát và điều chỉnh kế hoạch SX cây vụ đông, tỷ lệ cây ưa ấm và ưa lạnh cho phù hợp với quỹ đất, dựa trên lợi thế và truyền thống của địa phương; chuẩn bị phân bón, giống cây trồng các loại, tìm kiếm, vận động các doanh nghiệp ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân, có cơ chế chính sách hỗ trợ giống, tổ chức SX theo hình thức cho thuê, mượn ruộng để các hộ gia đình có điều kiện về nhân lực, đầu tư làm diện tích lớn để gia tăng giá trị và hiệu quả.

Vận động cả hệ thống chính trị vào cuộc, chỉ đạo quyết liệt để vụ đông thực sự là vụ SX chính mang lại thu nhập cao cho nông dân.

5. Bố trí nguồn lực để tăng cường công tác tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật gieo trồng cây vụ đông, các giải pháp làm đất tối thiểu, không làm đất với đậu tương, khoai tây, bí xanh, dưa chuột không giàn… công khai, minh bạch cơ chế chính sách hỗ trợ của địa phương trên các kênh thông tin truyền thông đại chúng để người dân biết và áp dụng.

6. Phân công lãnh đạo, cán bộ khuyến nông bám sát cơ sở cùng nông dân thường xuyên thăm đồng, phát hiện và phòng trừ kịp thời sâu, bệnh và chuột hại cây trồng, hướng dẫn, chỉ đạo kỹ thuật cũng như xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình gieo trồng

7. Chỉ đạo các đơn vị chuyên ngành, thanh tra Sở phối hợp với lực lượng quản lý thị trường, cảnh sát kinh tế, môi trường tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp, cơ sở đại lý hoạt động trong lĩnh vực SX, kinh doanh vật tư nông nghiệp, nhất là giống và phân bón hạn chế tối đa hàng kém chất lượng, hàng nhái, hàng giả.

8. Thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết để chủ động và sẵn sàng các phương án phòng chống thiên tai, dịch hại kịp thời và báo cáo tình hình SX về Bộ NN-PTNT để theo dõi, chỉ đạo chung.


Có thể bạn quan tâm

Ngư Dân Trúng Mùa Tôm Hùm Giống Ngư Dân Trúng Mùa Tôm Hùm Giống

Từ đầu Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014 đến nay, ngư dân trên địa bàn hai xã Tam Quan Bắc, Tam Quan Nam (huyện Hoài Nhơn - Bình Định) trúng đậm tôm hùm giống (ngư dân quen gọi là tôm nhí).

10/02/2014
Nhật Bản Bỏ Kiểm Tra 100% Lô Tôm Việt Nam Về Ethoxyquin Nhật Bản Bỏ Kiểm Tra 100% Lô Tôm Việt Nam Về Ethoxyquin

Nhiều năm qua, Nhật Bản luôn dẫn đầu về NK tôm Việt Nam với giá trị đạt trên 600 triệu USD/năm. Quy định kiểm tra ETQ đã khiến nước này xuống vị trí thứ 2 về NK tôm Việt Nam sau Mỹ trong năm 2013.

10/02/2014
Tín Hiệu Sáng Cho Xuất Khẩu Tôm Sang Nhật Tín Hiệu Sáng Cho Xuất Khẩu Tôm Sang Nhật

Theo thông tin từ phía nhà nhập khẩu Nhật Bản, ngày 21/1/2014, Bộ Y tế Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã ra thông báo chính thức về việc nâng mức dư lượng Ethoxyquin (ETQ) cho tôm nhập khẩu từ Việt Nam lên 0,2 ppm. Đây là tín hiệụ sáng bởi ETQ vẫn đang là rào cản chính đối với tôm xuất khẩu Việt Nam.

10/02/2014
Xuất Khẩu Thuỷ Sản Tăng Khá Trong Tháng Đầu Năm Xuất Khẩu Thuỷ Sản Tăng Khá Trong Tháng Đầu Năm

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sản lượng thủy sản tháng 1/2014 ước tính đạt 399 nghìn tấn, tăng 0,8%, trong khi đó, giá trị xuất khẩu (XK) thuỷ sản cũng tăng gần 14% so với cùng kỳ năm 2013.

10/02/2014
Nga Cấm Nhập Khẩu Cá Tra Việt Nam Nga Cấm Nhập Khẩu Cá Tra Việt Nam

Vào những ngày giáp Tết này, một tin không vui với ngành Thủy sản Việt Nam là việc Cơ quan thú y Nga vừa có quyết định: Áp đặt lệnh đình chỉ nhập khẩu tạm thời đối với sản phẩm cá tra và một số sản phẩm cá khác của 7 doanh nghiệp Việt Nam, bắt đầu từ 31/1/2014.

10/02/2014