Vụ Mía 2012-2013 Đạt Năng Suất Cao

Kế hoạch niên vụ 2013-2014, toàn huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) trồng 636 ha, năng suất 59 tấn/ha; sản lượng 37.854 tấn. Theo báo cáo của Nhà máy Đường Phổ Phong, vùng nguyên liệu mía huyện Bình Sơn với diện tích quy hoạch 1.766 ha. Diện tích mía đứng hàng năm từ 700- 720 ha.
Vụ mía 2012- 2013 diện tích mía thu hoạch 712 ha, năng suất bình quân 64,43 tấn/ha, sản lượng đạt 45.879 tấn. Đây là vụ mía có năng suất cao nhất từ trước đến nay. Năng suất tăng 12,43 tấn/ha (từ 52 tấn/ha lên 64,43 tấn/ha). Thời tiết năm 2012-2013 thuận lợi, người dân chăm sóc bón phân kịp thời và bón phân cao hơn những năm trước, nên mía cho năng suất chất lượng khá tốt và đem lại hiệu quả cao cho người trồng mía.
Nhà máy và người dân đã đưa các giống mía mới có năng suất, chất lượng tốt vào sản xuất như K83-29, Roc 27 đã góp phần nâng cao năng suất chất lượng mía… Bên cạnh đó, công tác tổ chức thu hoạch, vận chuyển luôn được nhà máy quan tâm chỉ đạo, sâu sát đến từng trạm nguyên liệu nên đảm bảo mua hết lượng mía của dân khi kết thúc vụ ép.
Cánh đồng mía tại xã Bình Tân (Bình Sơn) được dồn điền đổi thửa, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất.
Ông Tạ Công Tường - Phó Giám đốc Nhà máy Đường Phổ Phong cho biết: Thực hiện dự án mở rộng nâng công suất Nhà máy Đường Phổ Phong từ 1.000 tấn mía/ngày lên 2.000 tấn mía/ngày đúng tiến độ, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, đã giải quyết tiêu thụ kịp thời hết lượng mía cho nông dân trong vùng nguyên liệu mía trên toàn tỉnh. Nhà máy luôn cải tiến phương thức thu mua - vận chuyển, đặc biệt phương thức mua mía theo chữ đường tại ruộng đối với những vùng nguyên liệu mía tập trung mà hộ nông dân thực hiện đồng bộ quy trình kỹ thuật, có chất lượng mía đồng đều đã tạo điều kiện thuận lợi, giảm chi phí trong thu hoạch, vận chuyển cho nông dân.
Trong vụ mía 2012- 2013 Nhà máy còn phối hợp với chính quyền địa phương và nông dân trồng mía các xã trong huyện Bình Sơn tổ chức thực hiện trồng mới và thâm canh mía gốc đạt cao hơn 10 ha so với vụ 2011- 2012. Toàn bộ vốn đầu tư này (trên 5,9 tỷ đồng) Nhà máy ghi nợ, không tính lãi và thu hồi qua mía bán cho Nhà máy.
Ngoài ra, đơn vị đã đầu tư đào mương tiêu, cống qua đường, đào ao chống hạn cho mía, sửa chữa giao thông vùng mía, đảm bảo việc vận chuyển mía về Nhà máy và vận chuyển giống, phân bón phục vụ trồng mới và chăm sóc mía. Trong vụ, Nhà máy cũng đã trợ giá 100-120 ngàn đồng/tấn, tổng kinh phí trợ giá mía cho nông dân trên toàn huyện Bình Sơn từ 4,6-5,5 tỷ đồng. Ngoài ra, Nhà máy còn hỗ trợ trên 13 triệu đồng để chuyển đổi cây trồng từ đất màu, lúa 1 vụ sang trồng mía và trợ giá làm đất bằng cơ giới trên 24 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Dịp niên vụ cà phê 2011-2012 vừa kết thúc, chúng tôi tới thăm một số nông trường thuộc Cty TNHH MTV Cà phê Cao su Nghệ An. Vui, vì đi tới đâu cũng thấy nông trường viên hồ hởi, bởi đây là vụ cà phê được mùa, được giá nhất từ trước tới nay.

Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) của T.Ư Hội NDVN và Hội ND tỉnh Hòa Bình đang thực hiện Dự án Chăn nuôi bò sinh sản tại xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi. Từ nguồn vốn của quỹ, nhiều hộ dân đã gia tăng được đàn trâu, bò.

Những năm qua, nghề trồng nấm ở tỉnh Ninh Bình phát triển khá mạnh, nhất là ở các huyện Yên Khánh, Yên Mô, Nho Quan. Nhờ trồng nấm nhiều hộ nông dân đã vươn lên làm giàu.

Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ tài chính cần hỗ trợ khoảng 10.000 tỷ đồng để thu mua hết cá tra nguyên liệu của nông dân, trong đó 5.000 tỷ đồng hỗ trợ cho các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu có nhà máy chế biến nhằm đảm bảo việc làm cho công nhân và cứu người nuôi cá.

Với giá từ 5 đến 25 triệu đồng một cây tùy kích cỡ, nhiều nhà vườn ở các huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh (TPHCM)… đã thu hàng trăm triệu đồng từ việc bán cau vua. Năm Nhâm Thìn (con rồng) này, các nhà vườn khẳng định cây cau vua sẽ lại lên ngôi.