Vụ Lúa Đông Xuân Ở Kiên Giang Thắng Lớn

Vụ lúa ĐX 2013 - 2014, nông dân Kiên Giang đạt thắng lợi lớn trên cả 3 mặt là diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng.
Sở NN-PTNT Kiên Giang vừa tổ chức hội nghị sơ kết vụ lúa ĐX 2013 - 2014, đồng thời triển khai kế hoạch SX vụa lúa HT và TĐ 2014. Theo đó, vụ lúa ĐX toàn tỉnh xuống giống được 305.876 ha, năng suất bình quân ước đạt 7,15 tấn/ha, tổng sản lượng đạt gần 2,19 triệu tấn, tăng 110.595 tấn so với vụ ĐX trước.
Như vậy, vụ lúa ĐX 2013 - 2014, nông dân Kiên Giang đạt thắng lợi lớn trên cả 3 mặt là diện tích gieo trồng (đạt 101,6% kế hoạch), năng suất (tăng 0,24 tấn/ha) và sản lượng (tăng 58.930 tấn so với kế hoạch). Về cơ cấu giống, lúa chất lượng cao chiếm 70% diện tích, với các giống chủ lực như Jasmine 85, OM 5451, OM 6976, OM 2517, OM 4900… Nhóm giống phẩm cấp thấp và trung bình như IR 50404, OM 576 (Hầm Trâu) tuy đã giảm nhưng vẫn còn cao, chiếm gần 25% diện tích (khuyến cáo của ngành dưới 20%).
Trúng mùa lớn nhưng niềm vui của nông dân không trọn vẹn do tình hình xuất khẩu gạo những tháng đầu năm đang gặp khó khăn đã ảnh hưởng đến sức mua, giá cả tiêu thụ lúa thấp. Hơn nữa, với sản lượng trên 2 triệu tấn, lại thu hoạch trong thời gian ngắn nên lúa hàng hóa còn tồn đọng trong dân khá nhiều.
Vụ lúa HT 2014, Kiên Giang có kế hoạch xuống giống 300.000 ha, gieo sạ tập trung làm 3 đợt chính. Đợt 1 từ 20/3 - 10/4, tập trung chủ yếu ở vùng Tứ giác Long Xuyên và Tây sông Hậu (vùng SX lúa 3 vụ/năm). Đợt 2 từ 25/4 - 15/5, các vùng SX lúa HT chính vụ (vùng làm 2 vụ lúa ĐX và HT). Đợt 3 từ 10/5 - 10/6, chủ yếu ở các huyện vùng U Minh Thượng và các khu vực ven biển, vùng bị ảnh hưởng xâm nhập mặn phải chờ mưa nhiều mới có thể gieo sạ. Vụ TĐ 2014 toàn tỉnh gieo sạ 98.000 ha, khung thời vụ từ 10/7 - 10/8.
Ông Mai Anh Nhịn, GĐ Sở NN-PTNT Kiên Giang lưu ý các địa phương cần thực hiện chặt chẽ lịch thời vụ ngành đã đề ra, khuyến cáo nông dân cày ải, phơi đất, đảm bảo cách ly giữa các mùa vụ, quản lý tốt dịch hại để SX đạt thắng lợi. Trong cơ cấu giống phải giảm tối đa diện tích gieo sạ giống lúa có phẩm cấp gạo thấp và trung bình (không quá 20%).
Về lâu dài, cần triển khai việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng chiều sâu, nâng cao giá trị. Giảm dần diện tích đất lúa, nhất là đối với những vụ có chi phí cao nhưng năng suất lại thấp như xuân hè, HT để chuyển qua các loại cây trồng khác hiệu quả hơn; không chạy theo sản lượng mà duy trì ở mức trên 4 triệu tấn lúa/năm.
Có thể bạn quan tâm

Hai tháng qua, giá tôm sú và tôm thẻ chân trắng biến động mạnh và theo hướng trái chiều với mức chênh lệch 30.000-80.000 đồng/kg. Sự tăng giảm với biên độ dao động quá lớn khiến người nuôi tôm lâm vào cảnh “kẻ khóc, người cười”.

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay khi nước ta đang hội nhập với kinh tế thế giới, là chìa khóa giúp Việt Nam đi tắt, đón đầu và thực hiện thành công mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

Dù vậy, hiện tại người trồng thanh long lại lo. Có người phân tích, vì thanh long đang bị nấm trắng và để dưỡng sức cho cây nên khi mới ra búp nhiều chủ vườn đã lặt bỏ. Cung thiếu, cầu tăng đã đẩy giá thanh long lên.

Ngày 10/7, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát cùng đại diện Vụ Kế hoạch, Cục Trồng trọt, Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN làm việc với tỉnh Tây Ninh để kiểm tra tình hình phát triển cây cao su cũng như tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn tỉnh này.

Với giá giống ba ba 1 tuần tuổi bình quân 150.000đ/con; ba ba sinh sản 600 - 700.000đ/kg; ba ba thương phẩm từ 300.000 - 350.000đ/kg, nhiều hộ có thu nhập từ 50 - 100 triệu đồng/năm, cá biệt có gần chục hộ thu nhập bình quân 1 tỷ đồng/năm.