Vụ Lúa Đông Xuân Ở Kiên Giang Thắng Lớn

Vụ lúa ĐX 2013 - 2014, nông dân Kiên Giang đạt thắng lợi lớn trên cả 3 mặt là diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng.
Sở NN-PTNT Kiên Giang vừa tổ chức hội nghị sơ kết vụ lúa ĐX 2013 - 2014, đồng thời triển khai kế hoạch SX vụa lúa HT và TĐ 2014. Theo đó, vụ lúa ĐX toàn tỉnh xuống giống được 305.876 ha, năng suất bình quân ước đạt 7,15 tấn/ha, tổng sản lượng đạt gần 2,19 triệu tấn, tăng 110.595 tấn so với vụ ĐX trước.
Như vậy, vụ lúa ĐX 2013 - 2014, nông dân Kiên Giang đạt thắng lợi lớn trên cả 3 mặt là diện tích gieo trồng (đạt 101,6% kế hoạch), năng suất (tăng 0,24 tấn/ha) và sản lượng (tăng 58.930 tấn so với kế hoạch). Về cơ cấu giống, lúa chất lượng cao chiếm 70% diện tích, với các giống chủ lực như Jasmine 85, OM 5451, OM 6976, OM 2517, OM 4900… Nhóm giống phẩm cấp thấp và trung bình như IR 50404, OM 576 (Hầm Trâu) tuy đã giảm nhưng vẫn còn cao, chiếm gần 25% diện tích (khuyến cáo của ngành dưới 20%).
Trúng mùa lớn nhưng niềm vui của nông dân không trọn vẹn do tình hình xuất khẩu gạo những tháng đầu năm đang gặp khó khăn đã ảnh hưởng đến sức mua, giá cả tiêu thụ lúa thấp. Hơn nữa, với sản lượng trên 2 triệu tấn, lại thu hoạch trong thời gian ngắn nên lúa hàng hóa còn tồn đọng trong dân khá nhiều.
Vụ lúa HT 2014, Kiên Giang có kế hoạch xuống giống 300.000 ha, gieo sạ tập trung làm 3 đợt chính. Đợt 1 từ 20/3 - 10/4, tập trung chủ yếu ở vùng Tứ giác Long Xuyên và Tây sông Hậu (vùng SX lúa 3 vụ/năm). Đợt 2 từ 25/4 - 15/5, các vùng SX lúa HT chính vụ (vùng làm 2 vụ lúa ĐX và HT). Đợt 3 từ 10/5 - 10/6, chủ yếu ở các huyện vùng U Minh Thượng và các khu vực ven biển, vùng bị ảnh hưởng xâm nhập mặn phải chờ mưa nhiều mới có thể gieo sạ. Vụ TĐ 2014 toàn tỉnh gieo sạ 98.000 ha, khung thời vụ từ 10/7 - 10/8.
Ông Mai Anh Nhịn, GĐ Sở NN-PTNT Kiên Giang lưu ý các địa phương cần thực hiện chặt chẽ lịch thời vụ ngành đã đề ra, khuyến cáo nông dân cày ải, phơi đất, đảm bảo cách ly giữa các mùa vụ, quản lý tốt dịch hại để SX đạt thắng lợi. Trong cơ cấu giống phải giảm tối đa diện tích gieo sạ giống lúa có phẩm cấp gạo thấp và trung bình (không quá 20%).
Về lâu dài, cần triển khai việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng chiều sâu, nâng cao giá trị. Giảm dần diện tích đất lúa, nhất là đối với những vụ có chi phí cao nhưng năng suất lại thấp như xuân hè, HT để chuyển qua các loại cây trồng khác hiệu quả hơn; không chạy theo sản lượng mà duy trì ở mức trên 4 triệu tấn lúa/năm.
Có thể bạn quan tâm

Tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, từ miền Đông đến miền Trung, người dân phá bỏ vườn cao su để chuyển sang các loại cây nông nghiệp ngắn ngày khác do giá mủ cao su giảm mạnh.

Chưa có thanh long chính vụ nào lại được giá cao như thế, như năm ngoái được đánh giá là cao nhất mọi năm cũng dừng ở 18 ngàn đồng/kg. Dù vậy, dân trồng thanh long lại đang lo. Có người phân tích, vì thanh long đang bị nấm trắng, vì để dưỡng sức cho dây nên đợt trái này, trước đó mới ra búp nhiều chủ vườn đã lặt bỏ để bảo vệ cây.

Chỉ cách quốc lộ 20 chưa đầy 20 km, tốn phí qua phà đối với vận chuyển hàng hóa nông sản ra và ngược lại vận chuyển vào vật tư nông nghiệp phân bón thuốc bảo vệ thực vật, lý ra, hàng nông sản của nông dân Thanh Sơn bán giá phải cao hơn để bù đắp chi phí. Thế nhưng, ngược lại, hàng nông sản của họ bị ép giá thấp hơn mức bình thường 10 đến 15%.

Tôi cho rằng đó là vấn đề tư tưởng. Nông dân ta vốn cần cù, chịu khó nhưng tư tưởng nhiều người còn thủ cựu, còn bị kìm hãm. Họ bảo thủ nên khi vận động để làm lợi cho họ mà có khi không làm hoặc làm nhưng ẩu. Làm cho chính mình, có người hướng dẫn ở đó thì đúng nhưng không có là làm sai. Làm cho chính mình nhưng có hỗ trợ mới tích cực còn không thì qua loa, đại khái.

Ngoài ra, nông dân không nên mở rộng diện tích trồng ớt tràn lan, tránh việc bị ép giá. Trước đó, giá ớt chỉ còn 6.000 - 7.000 đồng/kg thay vì gần 30.000 đồng/kg, khiến nhiều nông dân thua lỗ, phải phá bỏ vườn ớt đang thu hoạch.