Vụ Lúa Đông Xuân Ở Kiên Giang Thắng Lớn

Vụ lúa ĐX 2013 - 2014, nông dân Kiên Giang đạt thắng lợi lớn trên cả 3 mặt là diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng.
Sở NN-PTNT Kiên Giang vừa tổ chức hội nghị sơ kết vụ lúa ĐX 2013 - 2014, đồng thời triển khai kế hoạch SX vụa lúa HT và TĐ 2014. Theo đó, vụ lúa ĐX toàn tỉnh xuống giống được 305.876 ha, năng suất bình quân ước đạt 7,15 tấn/ha, tổng sản lượng đạt gần 2,19 triệu tấn, tăng 110.595 tấn so với vụ ĐX trước.
Như vậy, vụ lúa ĐX 2013 - 2014, nông dân Kiên Giang đạt thắng lợi lớn trên cả 3 mặt là diện tích gieo trồng (đạt 101,6% kế hoạch), năng suất (tăng 0,24 tấn/ha) và sản lượng (tăng 58.930 tấn so với kế hoạch). Về cơ cấu giống, lúa chất lượng cao chiếm 70% diện tích, với các giống chủ lực như Jasmine 85, OM 5451, OM 6976, OM 2517, OM 4900… Nhóm giống phẩm cấp thấp và trung bình như IR 50404, OM 576 (Hầm Trâu) tuy đã giảm nhưng vẫn còn cao, chiếm gần 25% diện tích (khuyến cáo của ngành dưới 20%).
Trúng mùa lớn nhưng niềm vui của nông dân không trọn vẹn do tình hình xuất khẩu gạo những tháng đầu năm đang gặp khó khăn đã ảnh hưởng đến sức mua, giá cả tiêu thụ lúa thấp. Hơn nữa, với sản lượng trên 2 triệu tấn, lại thu hoạch trong thời gian ngắn nên lúa hàng hóa còn tồn đọng trong dân khá nhiều.
Vụ lúa HT 2014, Kiên Giang có kế hoạch xuống giống 300.000 ha, gieo sạ tập trung làm 3 đợt chính. Đợt 1 từ 20/3 - 10/4, tập trung chủ yếu ở vùng Tứ giác Long Xuyên và Tây sông Hậu (vùng SX lúa 3 vụ/năm). Đợt 2 từ 25/4 - 15/5, các vùng SX lúa HT chính vụ (vùng làm 2 vụ lúa ĐX và HT). Đợt 3 từ 10/5 - 10/6, chủ yếu ở các huyện vùng U Minh Thượng và các khu vực ven biển, vùng bị ảnh hưởng xâm nhập mặn phải chờ mưa nhiều mới có thể gieo sạ. Vụ TĐ 2014 toàn tỉnh gieo sạ 98.000 ha, khung thời vụ từ 10/7 - 10/8.
Ông Mai Anh Nhịn, GĐ Sở NN-PTNT Kiên Giang lưu ý các địa phương cần thực hiện chặt chẽ lịch thời vụ ngành đã đề ra, khuyến cáo nông dân cày ải, phơi đất, đảm bảo cách ly giữa các mùa vụ, quản lý tốt dịch hại để SX đạt thắng lợi. Trong cơ cấu giống phải giảm tối đa diện tích gieo sạ giống lúa có phẩm cấp gạo thấp và trung bình (không quá 20%).
Về lâu dài, cần triển khai việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng chiều sâu, nâng cao giá trị. Giảm dần diện tích đất lúa, nhất là đối với những vụ có chi phí cao nhưng năng suất lại thấp như xuân hè, HT để chuyển qua các loại cây trồng khác hiệu quả hơn; không chạy theo sản lượng mà duy trì ở mức trên 4 triệu tấn lúa/năm.
Có thể bạn quan tâm

Được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia, từ năm 2012 đến nay, Trung tâm Thủy sản đã thực hiện các mô hình nuôi cá rô phi đơn tính theo quy trình VietGAP tại các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Bình, T.X Sông Công và T.P Thái Nguyên (Thái Nguyên) đạt hiệu quả, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế nông nghiệp cho người dân địa phương.

Sóc Trăng có trên 18 ngàn ha nuôi thủy sản nước ngọt. Ưu thế của các mô hình nuôi thủy sản nước ngọt là có thể kết hợp với các mô hình khác, như mô hình lúa – cá, vườn– ao –chuồng hoặc đơn giản chỉ là nuôi nhiều loại cá trong cùng một diện tích, giúp nông dân thu nhập từ nhiều nguồn. Trong đó cá tai tượng được nhiều nông dân chọn nuôi vì cho thu nhập rất cao.

Sau hơn 20 năm gắn bó với cây điều, anh đã tìm tòi, nghiên cứu phương pháp ghép mới. Anh lấy chồi của những cây điều sai trái ghép vào các cây điều già. Chồi ghép trên thân cây điều già phát triển rất tốt. Sau khoảng 9 tháng đã cho trái.

Ông Hoàng Văn Lập cho biết: “Tôi bắt đầu trồng đậu phộng dại trong vườn tiêu từ mùa mưa năm 2009, lúc đầu tôi chỉ trồng thử nghiệm 2 ngàn m2. Tôi nhận thấy trồng đậu phộng dại giúp giữ ẩm cho tiêu, cả tuần không tưới mà cây tiêu vẫn tươi tốt không bị héo. Thấy hiệu quả nên tôi đã trồng hết toàn bộ diện tích vườn 1,5 hécta còn lại vào mùa mưa năm 2010 đến nay”.

Trong đó, có 152 chiếc tham gia đánh bắt xa bờ, nhất là khu vực gần quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam. Nghề biển đã giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho hơn 1.700 lao động vùng biển.