Vụ Đông Xuân 2014 - 2015, Huyện Đất Đỏ Tăng Gần 900ha Diện Tích Tưới

Theo tin từ Phòng NN&PTNT huyện Đất Đỏ, cuối năm 2014, toàn bộ công trình hồ và hệ thống kênh chính, kênh cấp I thuộc dự án hồ chứa nước Sông Ray đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Là một trong những địa phương được hưởng lợi chủ yếu từ công trình hồ Sông Ray, trong vụ đông xuân 2014 - 2015, huyện Đất Đỏ đã tập trung khai thác nguồn nước để mở rộng diện tích tưới trên cây trồng cũng như phục vụ nuôi trồng thủy sản.
Nhờ nguồn nước từ hồ Sông Ray, diện tích tưới trên địa bàn huyện Đất Đỏ đã được mở rộng.
Đến thời điểm hiện nay, toàn huyện đã tổ chức gieo trồng hơn 3.900ha cây hàng năm, đạt 112% kế hoạch, tăng 13% so cùng kỳ, bao gồm 2.820ha lúa và hơn 1.170ha cây hoa màu. Trong đó, có hơn 2.600ha lúa được tưới từ các công trình thủy lợi, tăng gần 900ha so với cùng kỳ năm trước, tập trung chủ yếu tại các xã như: Phước Long Thọ, Long Tân, Phước Hội, Láng Dài và thị trấn Đất Đỏ.
Ngoài mở rộng tưới trên lúa, dự kiến vụ đông xuân năm nay nguồn nước hồ Sông Ray cũng sẽ giúp mở rộng diện tích tưới cho hơn 65ha cây hoa màu, 15ha cây ăn quả, và 25ha diện tích ao nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện.
Có thể bạn quan tâm

Trong đó, chi phí thức ăn từ 10.500đ tăng lên 17.880đ (gấp 1,7 lần) do hầu hết nguyên liệu sản xuất thức ăn đều được nhập khẩu từ nước ngoài; chi phí lãi vay ngân hàng từ 500đ tăng lên 1.880đ (gấp 3,76 lần).

Trong các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu, con tôm luôn là thế mạnh của Cà Mau. Những tháng cuối năm, giá tôm tăng cao, người nuôi tôm phấn khởi và tích cực đầu tư vào sản xuất, trong đó đặc biệt quan tâm đến các mô hình nuôi tôm bền vững như quảng canh cải tiến (QCCT), nuôi tôm sinh thái (NTST).

Cá chình là loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, nhưng lượng cá tự nhiên ngày càng khan hiếm. Nắm bắt được tình hình đó, một số nông dân ở xã Phú Thuận (Thoại Sơn - An Giang) đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá chình giống đạt lợi nhuận gấp bội so với nuôi cá thương phẩm.

Từ năm 2011 đến nay, Trung tâm đã triển khai nhiều hoạt động xây dựng các chuỗi liên kết chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm từ sữa bò tươi, trứng gia cầm, thịt lợn được sản xuất từ các trại chăn nuôi quy mô lớn cho tới các sản phẩm chăn nuôi truyền thống của các địa phương như gà Mía Sơn Tây, vịt cỏ Vân Đình, trứng vịt Liên Châu.

Dù may mắn hay có biện pháp quản lý tốt, việc Indonesia thoát khỏi dịch EMS của vẫn là một trong những nội dung thảo luận chính của các chuyên gia ngành tôm tại hội thảo trực tuyến của GAA vào ngày 10/12/2013.