Vụ Cá Nuôi Lồng Bè Chết Bất Thường Trong 2 Ngày 25 Và 26-12-2013 Do Ô Nhiễm Nguồn Nước

Đó là báo cáo kết luận số 690/BC-TYTS của Chi cục Thú y tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sau khi lấy mẫu nước và mẫu cá chết ngay tại thời điểm xảy ra vụ việc để làm các xét nghiệm.
Báo cáo nêu rõ, các mẫu cá không mang mầm bệnh. Tất cả các mẫu nước đều có chỉ tiêu NH3-N, Cu, COD vượt ngưỡng cho phép đối với tiêu chuẩn nước nuôi trồng thủy sản ven bờ. Riêng chỉ tiêu NH3-N có chỉ số thể hiện hàm lượng vượt rất cao, trên 35 lần mức cho phép.
Báo cáo này còn cho hay, đoàn công tác tiến hành quan sát, đánh giá bằng cảm quan chất lượng nước tại thời điểm xảy ra cá chết cho thấy đây là kỳ nước kém trong tháng, lượng nước ít trao đổi, dòng nước có màu đục hơn so với bình thường, một phần do ảnh hưởng lượng nước mưa từ các thủy vực chảy xuống từ cơn mưa đêm trước khi xảy ra sự cố. Tuy nhiên, nước có mùi khác thường, đặc biệt ở khu vực đầu nguồn sông Chà Và, gần cửa cổng số 6.
Vụ việc này xảy ra trong 2 ngày 25 và 26-12-2013, gây chết đột ngột 3.500 con cá bớp của 10 hộ nuôi trồng trên sông Chà Và, khu vực thôn 8, thôn 9, xã Long Sơn (TP.Vũng Tàu). Trọng lượng cá trung bình từ 2 – 4 kg/con (cá biệt có bè cá 7 kg/con vẫn chết). Tổng khối lượng cá thiệt hại lên đến 11 tấn. Đoàn công tác đã tiến hành mổ khám, kết quả cho thấy cá không có dấu hiệu bệnh tích. Đến nay, sức khỏe đàn cá còn lại của các hộ bị thiệt hại đã có dấu hiệu phục hồi. Cá bắt đầu ăn trở lại, nhưng chậm và vẫn còn ốm.
Báo cáo cũng đề nghị Sở TN-MT chỉ đạo cơ quan chuyên môn của Sở này tăng cường giám sát hoạt động xả thải của các KCN nằm trên lưu vực sông Chà Và, sông Rạng, nhất là lúc xuất hiện những đợt có mưa lớn, triều cường dâng cao vào các tháng cuối năm.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 16.8, Trạm bảo vệ thực vật huyện Tân Châu phối hợp Công ty CP thuốc bảo vệ thực vật Việt Trung tổ chức tập huấn cách phòng trừ và tiêu huỷ rệp sáp bột hồng trên cây mì cho nông dân huyện Tân Châu (Tây Ninh).

Do đi xuất khẩu lao động phải về nước sớm, năm 2001, anh Hoàng Đức Thành vào xã Nghĩa Hưng (Chư Păh, Gia Lai) làm ăn với hành trang vỏn vẹn chỉ mấy bộ quần áo cũ. Thấy hoàn cảnh của anh như vậy, người bạn ở Kon Tum cùng đi xuất khẩu lao động cho anh vay ít tiền mua mảnh đất để làm ăn.

Theo đánh giá mới đây của Phòng NNPTNT huyện Châu Phú (An Giang), mô hình trồng thí điểm đậu bắp Nhật tại tổ hợp tác Hưng Thịnh, xã Bình Thủy (Châu Phú) đang cho hiệu quả khá tốt.

Xuất phát từ hai bàn tay trắng, vươn lên trong khó khăn để chuyển đổi từ mô hình cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng cây, con có giá trị kinh tế cao, trở thành người làm ăn hiệu quả nhất vùng chuyển đổi xã Đông Sơn (Đông Hưng - Thái Bình). Đó chính là ông Bùi Thọ Thính.

Thời gian qua, nhiều hộ gia đình tại tỉnh Đắk Nông đã tận dụng nguồn nước các lòng hồ thủy điện để nuôi cá lồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình này đang mở ra một hướng làm giàu mới cho người nghèo, thiếu đất sản xuất.