Vốn Đóng Tàu Vỏ Sắt Chưa Chảy

Vẫn chưa có địa phương nào phê duyệt được danh sách ngư dân đủ điều kiện vay vốn đầu tư đóng tàu vỏ sắt nên dòng vốn này vẫn "chưa chảy" - ông Phạm Ngọc Tuấn, Phó cục trưởng Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Bộ NN-PTNT) - thông tin như vậy tại buổi tọa đàm chủ đề: Để ngư dân vững vàng vươn khơi, do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 4.11 tại Hà Nội.
Ông Phạm Ngọc Tuấn cho biết, sau hơn 2 tháng Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản có hiệu lực thi hành, đã có 8 thông tư được ban hành để hướng dẫn đảm bảo chính sách này sớm được triển khai.
Dù chính sách ban hành thông thoáng về thời gian vay vốn, ưu đãi lãi suất, cơ chế xử lý rủi ro nhưng dòng vốn đầu tư đóng mới đội tàu vỏ sắt vẫn “chưa chảy được” đến tay ngư dân.
Theo quy định, ngư dân tham gia chương trình vay vốn phải nằm trong danh sách được UBND các tỉnh, thành phố phê duyệt. Sau đó, các hộ liên hệ với ngân hàng làm thủ tục. “Đến nay vẫn chưa có địa phương nào phê duyệt được danh sách ngư dân đủ điều kiện vay vốn dù bà con đang háo hức mong mỏi”, ông Tuấn nói.
Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch Hội Nghề cá Đà Nẵng, cho biết địa phương này đã có 150 tổ chức và cá nhân đăng ký vay vốn đóng mới 180 tàu cá, trong đó 23 tàu dịch vụ hậu cần nhưng chỉ tiêu do Bộ NN-PTNT phân bổ chỉ cấp vốn cho 47 tàu, đã bao gồm 8 tàu dịch vụ hậu cần.
Dự kiến đầu tháng 12, UBND TP.Đà Nẵng sẽ ban hành tiêu chuẩn và thành lập ban chỉ đạo để xét chọn đúng đối tượng được vay vốn.
Phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển VN (BIDV) Lê Trung Thành khẳng định biểu mẫu vay vốn cho ngư dân được tính toán xây dựng đảm bảo theo hướng đơn giản và dễ hiểu. Để tạo điều kiện thuận lợi nhất, khi nào địa phương công bố danh sách ngư dân, ngân hàng sẽ xúc tiến giải ngân luôn chứ không thẩm định lại để rút ngắn quy trình, thủ tục.
Có thể bạn quan tâm
Trong 2 năm (từ 2015 đến 2017), Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Khánh Hòa sẽ triển khai đề tài “Ứng dụng quy trình thâm canh cây cà phê kết hợp hệ thống tưới tiết kiệm phù hợp với điều kiện canh tác huyện Khánh Sơn".

Mặc dù là nước nông nghiệp, song mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu một lượng lớn nguyên liệu phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi, trong đó có khoảng trên 5 triệu tấn ngô. Do đó việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất ngô nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào ngô nhập khẩu đang được ngành nông nghiệp kỳ vọng lớn.

Theo Chi cục Thủy lợi, đến ngày 9-8, toàn tỉnh Bắc Giang còn khoảng 1 nghìn ha lúa ở huyện Hiệp Hòa, Tân Yên, Việt Yên tiêu bằng hệ thống tự chảy vẫn bị ngập úng do mực nước sông cao. Ước tính, toàn tỉnh có hơn 2 nghìn ha lúa mất trắng sau đợt mưa lũ vừa qua.

Mô hình liên kết sản xuất ngô lai thương phẩm mang lại nhiều hiệu quả kinh tế.

Trước thực trạng hành tím Vĩnh Châu (Sóc Trăng) liên tiếp gặp khó khăn trong tiêu thụ những niên vụ gần đây; đặc biệt là giá trị thị trường luôn rớt xuống ở mức rất thấp mỗi khi bước vào vụ thu hoạch rộ, tỉnh đã đưa ra nhiều giải pháp trước thềm niên vụ hành sắp tới.