Vốn Đóng Tàu Vỏ Sắt Chưa Chảy

Vẫn chưa có địa phương nào phê duyệt được danh sách ngư dân đủ điều kiện vay vốn đầu tư đóng tàu vỏ sắt nên dòng vốn này vẫn "chưa chảy" - ông Phạm Ngọc Tuấn, Phó cục trưởng Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Bộ NN-PTNT) - thông tin như vậy tại buổi tọa đàm chủ đề: Để ngư dân vững vàng vươn khơi, do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 4.11 tại Hà Nội.
Ông Phạm Ngọc Tuấn cho biết, sau hơn 2 tháng Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản có hiệu lực thi hành, đã có 8 thông tư được ban hành để hướng dẫn đảm bảo chính sách này sớm được triển khai.
Dù chính sách ban hành thông thoáng về thời gian vay vốn, ưu đãi lãi suất, cơ chế xử lý rủi ro nhưng dòng vốn đầu tư đóng mới đội tàu vỏ sắt vẫn “chưa chảy được” đến tay ngư dân.
Theo quy định, ngư dân tham gia chương trình vay vốn phải nằm trong danh sách được UBND các tỉnh, thành phố phê duyệt. Sau đó, các hộ liên hệ với ngân hàng làm thủ tục. “Đến nay vẫn chưa có địa phương nào phê duyệt được danh sách ngư dân đủ điều kiện vay vốn dù bà con đang háo hức mong mỏi”, ông Tuấn nói.
Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch Hội Nghề cá Đà Nẵng, cho biết địa phương này đã có 150 tổ chức và cá nhân đăng ký vay vốn đóng mới 180 tàu cá, trong đó 23 tàu dịch vụ hậu cần nhưng chỉ tiêu do Bộ NN-PTNT phân bổ chỉ cấp vốn cho 47 tàu, đã bao gồm 8 tàu dịch vụ hậu cần.
Dự kiến đầu tháng 12, UBND TP.Đà Nẵng sẽ ban hành tiêu chuẩn và thành lập ban chỉ đạo để xét chọn đúng đối tượng được vay vốn.
Phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển VN (BIDV) Lê Trung Thành khẳng định biểu mẫu vay vốn cho ngư dân được tính toán xây dựng đảm bảo theo hướng đơn giản và dễ hiểu. Để tạo điều kiện thuận lợi nhất, khi nào địa phương công bố danh sách ngư dân, ngân hàng sẽ xúc tiến giải ngân luôn chứ không thẩm định lại để rút ngắn quy trình, thủ tục.
Có thể bạn quan tâm

Anh Trần Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Long Hậu, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp cho biết, hiện các vườn quýt trên địa bàn xã đang bước vào đợt hái tuyển trái non.

Những năm qua, ở Bạc Liêu, mô hình luân canh tôm - lúa được nông dân các vùng chuyển đổi của tỉnh như Phước Long, Hồng Dân... áp dụng rất thành công. Mô hình này được khẳng định là hướng sản xuất bền vững, góp phần làm ổn định sinh thái đồng ruộng, cải thiện thu nhập cho nông dân.

Hiện rải rác ở các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long... cá tai tượng nuôi đang gặp phải dịch bệnh chết hàng loạt. Quan sát thực tế cho thấy đa số cá trước khi chết thường bơi lờ đờ trên mặt nước, có những đốm loét ở miệng, mang và đuôi, bụng trướng nước, mật sưng to

Trong những năm qua, nghề nuôi trồng thuỷ sản ở Vân Đồn (Quảng Ninh) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất trên địa bàn cũng như các hộ dân. Việc nuôi trồng này huyện đang tập trung vào những đối tượng nhuyễn thể có giá trị kinh tế cao, ứng dụng công nghệ nuôi an toàn sinh học, an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần nâng cao thu nhập, ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, gắn nuôi trồng với phát triển du lịch sinh thái biển đảo.

Trước tình trạng hàng loạt mặt hàng nông sản, thủy sản đồng loạt rớt giá, ngành nông nghiệp đang cùng với các bộ, ngành và các địa phương tập trung lo giải quyết vấn đề thị trường