Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vợ chồng cựu thanh niên xung phong làm kinh tế giỏi

Vợ chồng cựu thanh niên xung phong làm kinh tế giỏi
Ngày đăng: 15/07/2015

Vợ chồng ông Nguyễn Đức Thiện và bà Đặng Thị Xuân, hiện ở tổ dân phố 5, phường Nghĩa Trung (Gia Nghĩa) là một trong những người như vậy. Ông Thiện tham gia lực lượng TNXP đến năm 1979 thì kết thúc.

Năm 1976, khi vào nhận nhiệm vụ của TNXP tại vùng Doãn Văn, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức bây giờ, bà Xuân đang trong độ tuổi “đôi mươi”. Nhiệm vụ của bà và các đồng đội nữ lúc bấy giờ là chặt cây lồ ô, cắt tranh làm nhà cho người dân làm kinh tế mới; khai hoang, trồng cây lương thực như khoai, ngô, lúa. Sau 2 năm hoàn thành nhiệm vụ TNXP, bà Xuân tiếp tục tham gia vào bộ đội, công tác tại huyện đội Đắk Nông (cũ). Sau đó, bà ra quân và cùng chồng mình vào công tác trong ngành lâm nghiệp của huyện.

Thời gian đầu khi mới lập nghiệp tại Đắk Nông, cuộc sống của ông bà còn gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng với tinh thần vượt khó và ý chí đã được tôi luyện trong thời kỳ tham gia lực lượng TNXP, ông bà không bao giờ chùn bước, luôn suy nghĩ, tìm tòi các giải pháp để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Ngoài công việc tại cơ quan, gia đình tập trung phát triển kinh tế. Ban đầu, ông bà khai hoang được 2 ha đất, vừa trồng cà phê, vừa trồng cây tiêu. Có những lúc, hơn 1 ha cây hồ tiêu của gia đình bị dịch bệnh chết rũ rượi; cà phê thì rớt giá nhưng ông bà vẫn không nản lòng, vẫn tiếp tục tìm giống tiêu mới và trồng lại; tập trung vào chăm sóc nâng cao sản lượng cà phê, trồng thêm các loại cây ăn quả như bơ, sầu riêng...

Cùng với diện tích đất hiện có, dần dần, vợ chồng ông bà tích góp mua thêm đất để mở rộng sản xuất. Hiện nay, gia đình ông có 2 ha cà phê, 1000 trụ tiêu trong thời kỳ thu hoạch. Ông bà đang trồng thử nghiệm gần 1ha cây mắc ca, hiện đã ra quả bói đầu mùa. Bình quân mỗi năm, sau khi trừ chi phí, ông bà có thu nhập khoảng 500 triệu đồng.

Theo ông bà thì tuổi thanh xuân mình đã nỗ lực vì sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước, trở về cuộc sống đời thường, mình cũng cần phải nỗ lực hơn nữa, phải tích cực tăng gia sản xuất để đảm bảo cuộc sống, không đầu hàng trước khó khăn. Hiện tại, 3 người con của ông bà đã trưởng thành, đã lập gia đình và có công việc ổn định. Mặc dù tuổi đã khá cao nhưng ông bà vẫn tích cực lao động sản xuất, thường xuyên hỗ trợ, giúp đỡ anh em, hàng xóm láng giềng.

Không chỉ siêng năng, chăm chỉ trong lao động sản xuất, vợ chồng ông bà còn tích cực tham gia các phong trào của Hội cựu TNXP thị xã Gia Nghĩa, nhất là các phong trào giúp đỡ, động viên các đồng đội cùng nhau phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống.

Ông Hoàng Văn Nhuận, Chủ tịch Hội Cựu TNXP thị xã Gia Nghĩa nhận định: Vợ chồng ông Thiện và bà Xuân là một trong những hội viên tiêu biểu của Hội Cựu TNXP thị xã. Hai ông bà luôn đi đầu trong phát triển kinh tế, nuôi dạy con cái trưởng thành; thường xuyên động viên bà con lối xóm lao động sản xuất, thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Hai ông bà đã phát huy tốt tinh thần vượt khó, không quản ngại khó khăn để sát cánh bên nhau trong quá trình phục vụ chiến đấu bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Giờ đây, họ vẫn giữ nguyên tinh thần, phẩm chất đó để cùng nhau làm kinh tế, vươn lên xóa đói, giảm nghèo, trở thành những tấm gương sáng cho các thế hệ trẻ học tập noi theo.


Có thể bạn quan tâm

Thận Trọng Khi Trồng Dó Bầu Tạo Trầm Thận Trọng Khi Trồng Dó Bầu Tạo Trầm

Cách đây gần 10 năm, gia đình ông Nguyễn Minh Thiềm, tiểu khu 6, thị trấn Neo (Yên Dũng) tham gia dự án trồng dó bầu với diện tích 0,6 ha. Đến nay, một số cây được cấy trầm bắt đầu cho thu hoạch. Ông Thiềm nói: “Sản phẩm đạt tiêu chuẩn là sau khi cấy chế phẩm trầm, vết sẹo trên cây dó có hình bầu dục, không bị liền bởi các thớ gỗ. Khi thu hoạch, cưa cây tại điểm cách gốc khoảng 10 cm. Phần còn lại để trau mầm, đỡ công trồng cây mới cho lứa tiếp theo. Công ty TNHH Lâm Viên (Hà Nội) thu mua mức giá 40 nghìn đồng/kg gỗ, với 1,2 tấn cây dó cấy trầm, trừ chi phí gia đình tôi thu lãi khoảng 30 triệu đồng”.

19/01/2015
Đạ Huoai (Lâm Đồng) Trồng Chè Dưới Tán Điều Đạ Huoai (Lâm Đồng) Trồng Chè Dưới Tán Điều

Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay, huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) đã trồng hơn 493ha chè, tập trung chủ yếu ở các xã phía Bắc. Trong đó, Phước Lộc là xã có diện tích chè trồng dưới tán điều cao nhất (148ha), kế đến là thị trấn Đạ M’ri (113ha) và xã Hà Lâm (90ha). Các xã Đoàn Kết, Đạ P’Loa và Đạ M’ri, mỗi xã có gần 80ha.

19/01/2015
Hiệu Quả Kinh Tế Từ Cây Khoai Tây Trên Đất Cải Tạo Tái Canh Cà Phê Hiệu Quả Kinh Tế Từ Cây Khoai Tây Trên Đất Cải Tạo Tái Canh Cà Phê

Hiện nay, đối với những diện tích cà phê già cỗi đang trong giai đoạn nhổ bỏ chuẩn bị tái canh, người sản xuất phải đối mặt với không ít khó khăn trong việc ổn định đời sống vì thiếu hụt nguồn thu nếu không có giải pháp “lấy ngắn nuôi dài”. Vì thế, việc phát triển sản xuất cây khoai tây giống Atlantic trên đất cải tạo tái canh cà phê là một biện pháp hữu hiệu đã và đang triển khai tại TP. Buôn Ma Thuột.

19/01/2015
Thêm Nhiều Loại Hoa Quả Được Xuất Khẩu Thêm Nhiều Loại Hoa Quả Được Xuất Khẩu

Trong hai tuần đầu của tháng 1-2015 đã có 8 lô nhãn xuất khẩu sang Mỹ. Và trong thời gian tới nhiều loại như xoài, thanh long, măng cụt, mận, nho hay các loại hoa như hoa hồng, cẩm chướng sẽ được xuất sang các nước.

19/01/2015
Triệu Phú Trồng Xen Triệu Phú Trồng Xen

Ông Hiếu cho biết: “Năm đầu, do chưa học hỏi kỹ thuật chăm sóc nên sầu riêng bị sâu bệnh nhiều, chết hàng loạt, chỉ còn 100 gốc. Tôi nhận thấy nếu chỉ độc canh sầu riêng hiệu quả sẽ không cao. Vì vậy, tôi đã trồng xen 400 gốc chôm chôm Thái. Sau 3 năm, vườn cây ăn trái hơn 1 ha của tôi phát triển hơn cả mong đợi”.

19/01/2015