Vịt Rớt Giá, Nông Dân Đồng Nai Kêu Trời

Giá vịt giảm gần 20.000 đồng/1kg so với cách đây một tháng, khiến người chăn nuôi thua lỗ nặng.
Giá vịt thịt tại Đồng Nai hiện bất ngờ giảm mạnh và chỉ còn dao động ở mức 35 – 38.000 đồng/1kg, tức giảm gần 20.000đồng/1kg so với cách đây một tháng, khiến người chăn nuôi vịt gặp rất nhiều khó khăn vì thua lỗ nặng. Riêng các hộ đã lỡ đầu tư chuồng trại, thì dở khóc dở cười vì không dám nhập vịt về nuôi, đành chấp nhận bỏ trống chuồng một cách lãng phí.
Trước đây, anh Vũ Đức Thắng nhà ấp Võ Dõng 1 xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai chăn nuôi heo, nhưng luôn gặp phải cảnh thua lỗ. Cách đây 3 tháng, nhận thấy các hộ xung quanh chăn nuôi vịt có lãi cao, anh đã bỏ ra hơn 100 triệu đồng đầu tư xây chuồng trại và gần 50 triệu đồng mua 2.000 con vịt về nuôi.
Do chưa có kinh nghiệm, đàn vịt của anh bị nhiễm bệnh chết gần một nửa, hiện chỉ còn hơn 1.000 con, với giá bán hiện nay chỉ còn 35.000 đồng/kg. Theo nhẩm tính của anh, ngoài tiền đầu tư chuồng trại, sau khi xuất bán lứa vịt này, anh chịu lỗ hàng chục triệu đồng.
Còn trại vịt của anh Lại Vương Chúc, ở ấp Thanh Sơn cũng đang tình trạng thua lỗ tương tự. Anh Chúc cho biết, lứa vịt trước anh nuôi 10.000 con, giá ở thời điểm đó từ 57 – 58.000 đồng/1kg, sau khi xuất bán anh lời cả trăm triệu đồng. Thấy có lời, anh tiếp tục đầu tư mở rộng chuồng trại nhập 17.000 con vịt về nuôi.
Đàn vịt của anh hơn 1 tuần nữa mới xuất bán. Nếu giá vịt không tăng, chắc chắn anh Chúc sẽ thua lỗ nặng và chuyện giảm đàn là điều anh đã tính đến.
Trong thời gian qua, giá vịt thịt được cho là ổn định và người nuôi thu lợi cao hơn nhiều so với các loại vật nuôi khác, khiến các hộ đổ xô đầu tư chuồng trại để chăn nuôi vịt với hy vọng cuộc sống sẽ ổn định hơn. Tuy nhiên, vào thời điểm này nhiều hộ đã bị vỡ mộng, khi bỏ ra hàng trăm triệu đồng đầu tư chuồng trại chưa kịp nhập vịt về nuôi cũng đành phải chấp nhận bỏ trống trước giá vịt xuống thấp.
Nguyên nhân của tình trạng giá vịt giảm hiện nay tại Đồng Nai là do trong thời gian qua số hộ chăn nuôi vịt tại đây tăng đột biến, trong khi đó, sức tiêu thụ gia cầm này còn chậm so với heo và gà, dẫn đến cung vượt cầu đẩy giá cả xuống thấp.
Như vậy, sau người nuôi nhím, nay lại đến lượt người nuôi vịt tại Đồng Nai gặp cảnh thua lỗ do ồ ạt đầu tư theo phong trào. Chắc chắn thực trạng này sẽ tiếp tục tái diễn nếu người chăn nuôi không tìm hiểu kỹ trước khi đầu tư và cơ quan chức năng Đồng Nai không tích cực tuyên truyền, khuyến cáo bà con nông dân trong lĩnh vực này.
Có thể bạn quan tâm

Cụ thể gồm dự án NM bảo quản, chế biến trái cây có múi đặc sản Hậu Giang (vùng nguyên liệu 9.700 ha); NM bảo quản, chế biến khóm Cầu Đúc (2.000 ha); Đầu tư SX, tiêu thụ, chế biến cá đồng (1.500 ha); Chăn nuôi tập trung (trang trại từ 1.000 - 2.000 con heo, gia cầm 2.000 con trở lên);

Nằm trong chuỗi sự kiện Diễn đàn hợp tác kinh tế ĐBSCL 2014 (MDEC - Sóc Trăng 2014) diễn ra từ ngày 2 - 7/11/2014, hôm qua (2/11), Ban tổ chức diễn đàn đã khai mạc hội chợ "Hạt gạo thơm - thủy sản sạch - trái ngon" tại Công viên Hồ Nước Ngọt (TP. Sóc Trăng).

Trong số đó, Chi cục đã phát hiện, bắt giữ 5 vụ vận chuyển trái phép sừng tê giác, gồm 28 chiếc sừng với tổng trọng lượng 48,6 kg, trị giá ước tính gần 50 tỷ đồng; 9 vụ vận chuyển trái phép ngà voi, gồm 212 chiếc ngà voi và 128 sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ ngà voi với tổng trọng lượng 334,4 kg, trị giá ước tính khoảng 12 tỷ đồng.

Nhưng quan trọng hơn là làm lúa theo hướng VietGAP an toàn cho cả người SX lẫn người sử dụng, hạn chế gây ô nhiễm môi trường và đảm bảo truy nguyên được nguồn gốc. Đó là nhận định chung của những hộ nông dân ở các huyện SX lúa trọng điểm của tỉnh Kiên Giang sau khi tham gia thực hiện CĐL.

Chưa năm nào người trồng quýt đường ở Hậu Giang gặp khó khăn như hiện nay: Giá cả giảm liên tục, thương lái ép giá, sâu bệnh hoành hành, giá cả phân bón, thuốc BVTV tăng cao…