Vịt Bị Ngộ Độc Thức Ăn, Không Phải Nhiễm Cúm A/H5N1

Như tin đã đưa, ngày 30.1.2014, đàn vịt 2.000 con của anh Nguyễn Văn Long (48 tuổi, ngụ ấp Bố Lớn, xã Hòa Hội, huyện Châu Thành - Tây Ninh) có dấu hiệu bệnh. Nghi chúng nhiễm cúm A/H5N1, anh Long đã tự đập đầu vịt và tiêu hủy hết 250 con.
Trưa 31.1 (tức mùng Một Tết), cán bộ Chi cục Thú y Tây Ninh đến trại vịt anh Long, mổ một số con vịt yếu để khám nghiệm và lấy máu vịt xét nghiệm. Kết quả cho thấy đàn vịt của anh Long không phải bị nhiễm virus cúm A/H5N1, mà bị ngộ độc thức ăn.
Nguyên nhân, trước đó hai ngày liên tiếp, anh Long cho vịt ăn cả trăm kg khoai mì vụn nên dẫn đến ngộ độc. Sau khi chích thuốc giải độc, đàn vịt của anh đã khỏe mạnh trở lại.
Sáng 4.2, ông Nguyễn Văn Mấy - Chi cục Trưởng Chi cục Thú y Tây Ninh khẳng định: “Đàn vịt của anh Long bị ngộ độc thức ăn chứ không phải bị nhiễm virus cúm A/H5N1”.
Ông Mấy cho biết thêm: “Ngoài hai trường hợp vịt nuôi ở ấp Voi, xã An Thạnh, huyện Bến Cầu và ấp Bố Lớn, xã Hòa Hội, huyện Châu Thành bị tiêu hủy do nhiễm cúm, đến sáng ngày 4.2.2014, chưa phát hiện thêm trường hợp gia cầm nào nhiễm virus cúm A/H5N1”.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở NN-PTNT, toàn tỉnh có hơn 50ha trồng hoa phục vụ Tết Nguyên đán, chủ yếu là hoa đồng tiền, cúc, thược dược, cát tường... So với mọi năm, vụ hoa này gặp khó khăn bởi trời lạnh, nhiều loài sâu bệnh xuất hiện gây hại cho hoa tết. Vì vậy, dự báo chi phí người trồng hoa bỏ ra tăng từ 15-20% so với vụ hoa ở Tết năm trước.

Ông Trần Văn Cường, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết, trong năm 2014, sản lượng khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh đạt 296.350 tấn, vượt 0,5% so với kế hoạch, tăng 3,7% so với năm 2013. Bà con ngư dân thực hiện đóng mới 101 chiếc tàu cá, đưa tổng số tàu cá toàn tỉnh hiện nay 6.276 chiếc, tổng công suất 1.040.325CV (trong đó có 5.887 chiếc tàu khai thác và 47 tàu làm dịch vụ nghề cá). Đến nay, toàn tỉnh đã thành lập được 109 tổ đội đoàn kết trên biển.

Canh tác nông sản theo quy trình VietGAP góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, sức khỏe cho người sản xuất và người tiêu dùng. Thế nhưng, sản phẩm VietGAP trên địa bàn tỉnh vẫn đang bị “lẫn lộn” với những sản phẩm thông thường khiến người nông dân canh tác theo quy trình VietGAP gặp khó khăn.

Phớt lờ cảnh báo của ngành nông nghiệp, bà con nông dân trong tỉnh ồ ạt chặt bỏ một số cây trồng dài ngày để trồng khoai mì mà không quan tâm đến đầu ra.Vì vậy, hiện bà con nông dân đang đứng trước cảnh dở khóc, dở cười khi khoai đã đến mùa thu hoạch nhưng lại không có người mua; hoặc phải bán với giá rẻ, chịu lỗ.

Đầu năm 2015, giá cá tra nguyên liệu tăng thêm 500 đồng/kg sau khi ổn định ở mức khá cao trong những tháng cuối năm 2014 khiến nông dân phấn khởi. Hiện nay, các doanh nghiệp thu mua cá tra của nông dân với giá 24.000-25.000 đồng/kg, trừ chi phí, bà con thu lãi 2.000-3.000 đồng/kg.