Vĩnh Thạnh dồn sức xây dựng nông thôn mới

Cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong huyện đồng tình hưởng ứng và tích cực tham gia thực hiện, nên đã đạt những kết quả đáng kể, bộ mặt nông nghiệp, nông thôn được cải thiện rõ rệt.
Ông Nguyễn Hữu Xuân, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Vĩnh Thạnh, cho biết: Từ các nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh, cùng vốn ngân sách địa phương, huyện đã tập trung xây dựng một số mô hình phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, như: Mô hình “cánh đồng mẫu lớn”;
Nhân rộng mô hình trồng đậu phụng xen canh ớt; chuyển giao kỹ thuật nuôi vỗ béo bò, nuôi cá nước ngọt, trồng bắp lai, nuôi gà an toàn sinh học, trồng bí đỏ, chuối tiêu hồng...
Trong đó, có một số mô hình được đầu tư trực tiếp từ nguồn vốn Chương trình XDNTM, đã đem lại hiệu quả kinh tế bước đầu cho người dân.
Ngoài ra bằng nguồn vốn 135, 30a…, huyện đã ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất cho người dân.
Tại xã điểm XDNTM Vĩnh Quang, 5 năm qua, các công trình hạ tầng kỹ thuật kinh tế - xã hội, nhất là trong các lĩnh vực giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng, trường học, chợ, trạm y tế, nhà văn hóa… được quan tâm đầu tư nâng cấp, xây dựng.
Các mô hình phát triển sản xuất theo thế mạnh của địa phương được thực hiện có hiệu quả và đang được đầu tư nhân rộng, nhất là các mô hình: nuôi vỗ béo bò, nuôi cá nước ngọt, trồng kiệu, trồng bắp non, trồng rau an toàn, thực hiện cánh đồng mẫu lớn sản xuất bằng giống lúa lai…
Ông Trịnh Bảo Luân, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Quang cho biết: Trong 5 năm, xã đã bê tông hóa được hơn 27 km đường giao thông nông thôn các loại, kiên cố hóa trên 17 km kênh mương nội đồng, nâng cấp sửa chữa trạm y tế xã, xây dựng mới chợ trung tâm xã, xây dựng mới và duy tu nâng cấp nhà văn hóa các thôn, trường học…
Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân chung sức XDNTM”, nhân dân đã đóng góp gần 14,6 tỉ đồng, gồm 410 triệu đồng tiền mặt, 5.617 ngày công lao động, 2.700 m2 đất và cây cối hoa màu.
Hiện Vĩnh Quang đã đạt 12/19 tiêu chí NTM.
Bằng nhiều nguồn vốn lồng ghép khác, các xã đã triển khai xây dựng hạ tầng phục vụ nhu cầu đi lại và giao thương của người dân.
Tỉ lệ đường trục xã được nhựa hóa và bê tông hóa đạt 100%; đường trục thôn được bê tông hóa và cứng hóa đạt 100%; đường ngõ xóm được cứng hóa đạt 70%; đường trục chính nội đồng được cứng hóa trên 40%.
Cùng với chương trình hỗ trợ xi măng của tỉnh, dự kiến đến cuối năm 2015 sẽ bê tông hóa 90,5 km đường, bao gồm đường thôn, xóm và giao thông nội đồng.
Các xã đã bê tông hóa hơn 65 km kênh mương nội đồng...
Tổng vốn huy động cho XDNTM trên địa bàn huyện đến nay gần 250 tỉ đồng.
Nhìn chung, nguồn kinh phí hỗ trợ trực tiếp của Chương trình chưa tương xứng với nhu cầu thực tế, mức hỗ trợ còn hạn chế trong khi nhu cầu xây dựng hạ tầng nông thôn đang cấp thiết, trong khi việc huy động kinh phí từ địa phương hầu như không đáng kể.
Trong 8 xã XDNTM trên địa bàn huyện, hiện có 1 xã đạt 12 tiêu chí; 4 xã đạt 8 đến 11 tiêu chí; các xã còn lại đạt từ 4 đến 7 tiêu chí.
Mục tiêu phấn đấu của huyện là đến hết năm 2020 có 2 xã đạt chuẩn NTM.
Ông Trần Quốc Lại, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh, cho biết: Xác định XDNTM là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị, huyện Vĩnh Thạnh tiếp tục tập trung mọi nguồn lực để thực hiện.
XDNTM là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài nhưng phải đạt được những kết quả cụ thể trong từng giai đoạn.
Do vậy, huyện Vĩnh Thạnh chỉ đạo các địa phương làm chắc từng tiêu chí với phương châm dễ làm trước, khó làm sau.
Qua 5 năm thực hiện XDNTM ở các địa phương trong huyện Vĩnh Thạnh cho thấy sự thống nhất cao trong nhận thức của cán bộ và nhân dân về mục đích và lợi ích của chương trình;
Bảo đảm thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự điều hành quyết liệt của chính quyền các cấp, và sự tham gia tích cực của các hội-đoàn thể cùng các tầng lớp nhân dân là yếu tố quyết định thắng lợi.
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Trà Vinh đang triển khai chương trình hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân thực hiện mô hình nuôi gà thịt sử dụng đệm lót sinh học. Ðây là mô hình đã được chăn nuôi thực nghiệm trên địa bàn tỉnh trong năm 2013 và cho hiệu quả kinh tế khá cao.

Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng thâm canh mặt nước; nâng cao thu nhập, góp phần phát triển và ổn định đời sống cho các hộ nông dân trong phát triển kinh tế gia đình, việc khai thác và ứng dụng các mô hình mang lại hiệu quả cao đã được thí điểm tại các địa phương là việc hết sức cần thiết và cần được sự quan tâm của các cấp, các ngành liên quan.

Cùng với sự vận động của nền kinh tế, mô hình hợp tác xã (HTX) ngày nay có những bước thay đổi đáng kể. Đó không chỉ là sự thay thế dần dần của danh xưng "chủ nhiệm HTX" thành "giám đốc HTX", mà còn là áp lực đổi mới trong tư duy, nhận thức của những người được coi là "đầu tàu" của đoàn tàu kinh tế tập thể.

Ông Đoàn Xuân Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và nghề muối cho biết tính đến 15/7, lượng đường tồn tại kho các nhà máy là 457.890 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 32.160 tấn.

Dự án do Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Thuận An (Tafishco) đầu tư với tổng nguồn vốn hơn 282,6 tỷ đồng, tổng diện tích mặt nước vùng nuôi 43,9 héc-ta (vùng nuôi của doanh nghiệp 18,6 héc-ta, liên kết với 8 hộ nông dân nuôi cá 25,3 héc-ta). Tổng vốn vay thực hiện dự án hơn 234,7 tỷ đồng, từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.