Vĩnh Phúc xây dựng nông thôn mới về đích nhanh nhờ sự đồng thuận

Thành quả cũng như kinh nghiệm của xã chính là nhờ sự đồng thuận cao của toàn thể người dân địa phương.
“Dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”
Khi triển khai xây dựng NTM, xã Hồng Châu mới chỉ đạt 5/19 tiêu chí, các tiêu chí còn lại đều ở mức thấp so với chuẩn quy định.
Trong đó, hệ thống giao thông nông thôn xuống cấp, 100% đường đường trục chính giao thông nội đồng chưa được bê tông hóa, khó khăn cho phát triển sản xuất nông nghiệp chính của người dân.
Cơ sở vật chất trường học, nhà văn hóa cũng nhỏ hẹp cần phải nâng cấp sửa chữa.
Nhà văn hóa thôn do chính người dân trong xã tự bàn, tự góp và giám sát hoàn thiện.
Ông Nguyễn Xuân Học - Chủ tịch UBND xã Hồng Châu cho biết:
“Khi bắt đầu triển khai xã cũng xác định là do nguồn lực kinh tế còn khó khăn, cần phải xây dựng các tiêu chí theo hướng phù hợp tài chính của nhân dân, phù hợp với năng lực của địa phương, cần sự đồng thuận của cả cán bộ đảng viên và nhân dân.
Xây dựng NTM là để phục vụ nhân dân, dân hưởng lợi nên sẽ lấy nguồn lực chính là sức dân.
Tuy nhiên, nguồn lực cũng phải phù hợp, không để người dân phải băn khoăn hay gặp khó khăn vất vả về các khoản đóng góp”.
Ông Học cũng cho hay, hầu hết đường thôn ngõ xóm trong xã được hoàn thành theo hướng “dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Người dân tự đóng góp, tự hoạch tính công khai sau đó, giao cho bí thư chi bộ, các trưởng thôn phân công, phân nhiệm mời cử đối với một số người được tín nhiệm để đứng giám sát đường thôn ngõ xóm.
Có thể kể đến như nhà văn hóa thôn từ việc quy hoạch đất, đến thiết kế, đầu tư đều được đưa xuống dân bàn thống nhất, từ chỗ đó đã tạo được sự đồng tình đồng thuận, người dân rất phấn khởi.
Trong tổng số hơn 251 tỷ đồng thực hiện Chương trình xây dựng NTM của xã Hồng Châu giai đoạn 2011 - 2015, người dân đóng góp hơn 160 tỷ đồng, hơn 1.100 ngày công lao động và hiến gần 30 nghìn m2 đất xây dựng các công trình NTM.
Tiêu biểu trong phong trào đó phải kể đến gia đình ông Hoàng Văn Tẽo ủng hộ 300 triệu đồng; gia đình ông Doãn Văn Tuấn ủng hộ 100 triệu đồng; nhân dân làng Kim Lân, Cẩm La và Ngọc Đường đóng góp trên 90% đất xây dựng nhà văn hóa thôn.
Tỷ lệ nhân dân tham gia đóng góp xây dựng NTM vượt cao hơn mặt bằng chung của huyện.
Cán bộ đảng viên tuyên truyền ngay trong gia đình
Trong 5 năm xây dựng NTM, xã Hồng Châu đã tổ chức được 976 hội nghị tuyên truyền; trên 100 lớp tập huấn về xây dựng NTM và chuyển giao tiến bộ KHKT trong sản xuất cho hơn 22,5 nghìn lượt người.
Phát thanh tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của xã và các thôn được gần 2.000 lượt tin, bài, đồng thời tuyên truyền trực quan trên gần 1.000 panô, áp phích, khẩu hiệu tại các khu trung tâm, đường trục chính liên xã và các thôn dân cư.
Việc tuyên truyền lúc đầu cũng gặp nhiều khó khăn, nhưng cán bộ đảng viên vẫn giữ quyết tâm xây dựng kế hoạch đến tận thôn làng, làm NTM từ làng ra ngõ.
Cán bộ xã phải đi từng ngõ, tới từng nhà để vận động nhân dân, tuyên truyền để họ hiểu công cuộc xây dựng NTM ở địa phương, những lợi ích mà người dân sẽ được hưởng để họ tin tưởng và làm theo.
Kết quả sau 5 năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 29,25 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn 2,74%;
Đường giao thông liên xã, liên thôn, giao thông nội đồng, thủy lợi đã được cứng hóa 100% để phục vụ việc đi lại, đáp ứng được yêu cần sản xuất của người dân trong xã.
Ông Nguyễn Xuân Học tự hào cho biết: “Thành công lớn của xã Hồng Châu là đã làm được tốt công tác dân vận và không có cách nào hiệu quả hơn là cán bộ đảng viên tuyên truyền cho chính thành viên gia đình để thấy được hiệu quả.
Tức là lời nói đi đôi với thực hành từ những điều nhỏ nhất như việc vệ sinh trong nhà ra ngoài ngõ.
Ý thức của đảng viên, hội viên, đoàn viên phải là người gương mẫu đầu tiên rồi đến người dân, tổ liên gia tự quản.
Xuống thôn xóm thấy nhân dân cười rạng rỡ, chung tay từ việc nhỏ là mừng lắm và cũng là niềm động viên lớn với cán bộ”.
Có thể bạn quan tâm

Đầu tháng 9 âm lịch, khi những cơn mưa trút xuống đồng ruộng, nhất là các vùng lúa trọng điểm của tỉnh ở các huyện Đông Hòa, Tây Hòa, Phú Hòa, TP Tuy Hòa, mùa cá đồng lại trở nên sôi động hơn bao giờ hết.

Tổng Cục thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ tổ chức hội thảo "Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng VietGAP trong nuôi trồng thủy sản".

Tính đến tháng 9 năm 2015, toàn tỉnh Phú Thọ đã phát triển được 921 lồng cá (quy mô 90m3/lồng) tập trung tại sông Đà, sông Lô, sông Bứa và một số hồ chứa lớn trên địa bàn tỉnh, tăng 500 lồng so với năm 2014.

Tận dụng quy luật lên xuống của con nước, những người dân ven các sông, rạch ở Gò Công (Tiền Giang) đã phát triển nghề đăng lưới từ nhiều năm nay.

Gà Đông Tảo (hay còn gọi là gà Đông Cảo) - một giống gà quý hiếm của Việt Nam có nguồn gốc từ tỉnh phía Bắc Hưng Yên xa xôi nay đã “bén duyên” với vùng đất Đơn Dương, Lâm Đồng.