Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vĩnh Phúc: Hiệu Quả Mô Hình HTX Chăn Nuôi Lợn Thịt Theo Hướng Công Nghiệp

Vĩnh Phúc: Hiệu Quả Mô Hình HTX Chăn Nuôi Lợn Thịt Theo Hướng Công Nghiệp
Ngày đăng: 25/10/2013

Nhằm đẩy mạnh dịch chuyển cơ cấu kinh tế, những năm qua, xã Lãng Công (Sông Lô - Vĩnh Phúc) đã chủ trương, khuyến khích nhân dân trên địa bàn đầu tư phát triển chăn nuôi, và nhân rộng các mô hình chăn nuôi theo quy mô lớn. Hiện nay, ở Lãng Công đã xuất hiện mô hình chăn nuôi của Hợp tác xã (HTX) Phú Cường, chăn nuôi lợn thịt theo hướng công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, và thu nhập ổn định cho bà con xã viên.

HTX Phú Cường (thôn Phú Cường, xã Lãng Công) được thành lập và đi vào hoạt động năm 2006 với 8 thành viên. Những ngày đầu còn gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn và kinh nghiệm sản xuất nhưng HTX đã có những định hướng phát triển kinh tế cho các xã viên. Việc tập trung đầu tư chăn nuôi quy mô lớn, theo hướng an toàn sinh học, đảm bảo đầu ra tiêu thụ được HTX xác định là biện pháp hiệu quả để ổn định thu nhập cho xã viên. Phát huy thế mạnh về kinh nghiệm sản xuất của các thành viên, là các hộ chăn nuôi lâu năm trên địa bàn, HTX Phú Cường đã nhạy bén trong việc tập trung đầu tư chăn nuôi các loại cây, con phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường tiêu thụ. Ban đầu, với diện tích hơn 1 ha mặt nước (nhận thầu của xã Nhân Đạo), HTX Phú Cường tập trung nuôi thả các giống cá cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao như: chim, trắm, chép, diêu hồng..., kết hợp với trồng 1 vụ lúa nhằm tận dụng triệt để diện tích canh tác. Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ nhiệm HTX Phú Cường cho biết: Trước đây, các hộ chăn nuôi theo hình thức riêng lẻ nên thường bị các thương lái ép giá. HTX Phú Cường được thành lập nhằm phục vụ nhu cầu phát triển chăn nuôi của người dân trên địa bàn xã. HTX đã lựa chọn các hộ xã viên có tâm huyết với nghề chăn nuôi, có kinh nghiệm sản xuất. Các hộ xã viên làm nhiệm vụ hạch toán và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất. Những vấn đề kinh doanh đầu vào, đầu ra liên quan đến các sản phẩm chăn nuôi do Ban Quản trị HTX đảm nhiệm. Nhờ tích cực học hỏi kinh nghiệm sản xuất của các mô hình chăn nuôi có quy mô lớn trong và ngoài tỉnh, hoạt động kinh doanh của HTX Phú Cường gặp nhiều thuận lợi, bà con xã viên phấn khởi vì có nguồn thu nhập ổn định, đời sống xã viên được cải thiện. Năm 2010, HTX tiếp tục đầu tư nguồn vốn, xây dựng hệ thống chuồng trại liên hoàn, nhập nuôi thêm 2000 gà đẻ trứng và 20 lợn siêu nạc sinh sản. Giống gà và thức ăn chăn nuôi được HTX nhập mua của Công ty chăn nuôi CP (Thái Lan) nên chất lượng được đảm bảo. Đầu ra của sản phẩm được các thương lái đến tận nơi thu mua nên tiết kiệm được rất nhiều chi phí vận chuyển. Mỗi năm HTX nuôi 1 lứa gà, cho thu trung bình 1.600 - 1.800 quả trứng/ngày. Trừ chi phí các loại, HTX thu lãi trên dưới 100 triệu đồng mỗi năm. Đàn lợn siêu nạc của HTX được nhập mua từ khi 5 tháng tuổi (trung bình mỗi con khoảng 90kg), sau 3 tháng thực hiện quy trình chăm sóc khép kín, đảm bảo an toàn sinh học, đàn lợn bắt đầu sinh sản.Theo kinh nghiệm của HTX Phú Cường, để đạt hiệu quả cao trong chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp, quan trọng nhất là cần tuân thủ các khâu trong quy trình chăm sóc. Thực hiện nghiêm các yêu cầu kỹ thuật chăn nuôi, HTX phân chia khu vực chăn nuôi ra làm nhiều phân khu liên hoàn để nuôi lợn theo từng giai đoạn và áp dụng chế độ nuôi dưỡng phù hợp cho từng đàn lợn. Thức ăn cho lợn ở mỗi giai đoạn cũng phải theo chế độ dinh dưỡng khác nhau. Lợn được nuôi trong chuồng trại đảm bảo thoáng mát vào mùa hè và kín gió vào mùa đông. Xác định tiêm phòng dịch là một trong những biện pháp phòng, chống dịch bệnh chủ động và đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhất là trong giai đoạn tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp hiện nay, HTX đã chủ động liên hệ với ngành thú y địa phương tổ chức tiêm phòng đầy đủ cho đàn lợn. Để phòng, tránh dịch bệnh, khu chuồng nuôi được quản lý nghiêm ngặt. Mọi thành viên trong HTX cho đến khách thăm quan, muốn vào khu vực chuồng lợn đều phải thay quần áo, đeo khẩu trang, đi ủng chuyên dụng và phải đi qua hệ thống sát trùng. Hàng ngày, nền chuồng trại chăn nuôi được làm vệ sinh nhiều lần. Vì vậy, mặc dù trang trại luôn có gần 100 con lợn nhưng không hề gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Nhằm xử lý triệt để lượng chất thải từ chăn nuôi, HTX đầu tư xây dựng hệ thống hầm biogas đặt ở cuối khu vực chuồng trại, do vậy đã tận dụng nguồn khí thải dùng làm chất đốt, phục vụ sinh hoạt của HTX; các chất thải rắn sau khi phân hủy trong hầm kín được sử dụng làm thức ăn cho cá. Bằng phương pháp chăn nuôi theo hướng công nghiệp, HTX đã tiết kiệm được rất nhiều nhân công và chi phí phụ; thịt lợn thương phẩm được kiểm soát nghiêm ngặt nên không có dư lượng kháng sinh, vì vậy, sản phẩm được các thương lái tin tưởng đặt hàng, thu mua với số lượng lớn.

Với việc chủ động đầu tư chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp, mạnh dạn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chọn mua giống tốt, tích cực áp dụng tiến bộ khoa học, đến nay, HTX Phú Cường đã có những bước phát triển ổn định. Năm 2012, HTX cung ứng ra thị trường trên 150 tấn thịt lợn thương phẩm; hơn 1 tấn thịt gà; 2 tấn cá thịt. Trừ chi phí các loại, HTX thu lãi trên 300 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm cho 15 lao động. Hoạt động sản xuất của HTX thực sự mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống cho xã viên, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.  tập trung ở 3 xã: Bình Thạnh, An Bình B và An Thạnh. Tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp nên việc bảo vệ ruộng, ao, lồng bè nuôi thủy sản được các hộ nuôi đặc biệt quan tâm.

Ngay từ đầu mùa lũ, các hộ nuôi tôm, cá đã chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó khi có lũ lớn xảy ra. Gia đình anh Trương Văn Nhỏi - ấp Bình Chánh, xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự nuôi được 2ha tôm càng xanh. Rút kinh nghiệm từ mùa lũ năm 2011, anh chủ động mua lưới, chuẩn bị thêm cây, thuê nhân công dự phòng để khi nước lớn có thể ứng phó kịp thời. Anh Nhỏi nói: “Nuôi tôm mùa lũ, nước ít thì lo tôm không phát triển, nước nhiều thì mừng vì tôm phát triển mau nhưng lo sợ bị thất thoát nên việc bảo vệ tôm được gia đình tôi rất quan tâm”.

Để bảo vệ tôm, cá an toàn trong mùa lũ ngoài túc trực thường xuyên, ban đêm bà con còn phải đi kiểm tra xung quanh ao nuôi, lồng bè để phát hiện chỗ lưới bị hỏng, kịp thời sửa chữa.

Từ đầu mùa lũ đến nay, Trạm Thủy sản thị xã Hồng Ngự đã tiến hành kiểm tra khảo sát nắm tình hình nuôi thủy sản của bà con trong toàn thị xã nhiều lần. Qua khảo sát cho thấy, đến thời điểm hiện tại chưa có thiệt hại gì xảy ra do lũ. Tuy nhiên, Trạm Thủy sản thị xã Hồng Ngự khuyến cáo bà con có diện tích nuôi thủy sản nên thường xuyên theo dõi tình hình diễn biến của thời tiết, cơi nới lưới lên cao để bảo vệ cá, tôm.


Có thể bạn quan tâm

Xuất Khẩu Thủy Sản Nhiều Tín Hiệu Vui Xuất Khẩu Thủy Sản Nhiều Tín Hiệu Vui

Theo Cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), mới đây Nga tiếp tục dỡ bỏ lệnh tạm đình chỉ nhập khẩu đối với một số doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Đầu tháng 8/2014, Nga cho phép 7 doanh nghiệp thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường nước này.

22/09/2014
Thực Phẩm “Sạch” Hút Khách Thực Phẩm “Sạch” Hút Khách

Khảo sát tại hệ thống các cửa hàng chuyên bán thực phẩm hữu cơ với các chủng loại sản phẩm không dùng thuốc kháng sinh, phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật tại quận 1, quận 3, quận 7- TP.HCM cho thấy, số lượng thực phẩm sạch phục vụ bữa ăn gia đình cho người tiêu dùng rất phong phú với khoảng 300 sản phẩm từ các loại rau nhiệt đới, rau ôn đới, các loại thịt heo, gà, hải sản…

22/09/2014
Trang Trại Nấm Mèo Quy Mô Lớn Ở Nam Xuân Trang Trại Nấm Mèo Quy Mô Lớn Ở Nam Xuân

Hiện trang trại đang có 16 nhà trồng nấm, với số lượng lên đến 250.000 bịch mỗi đợt. Sau 2 tháng đưa lên giàn chăm sóc, nấm sẽ cho thu hoạch lứa đầu tiên, mỗi bịch thu được khoảng 4-5kg nấm tươi và sau mỗi vụ nấm khoảng 6 tháng, mỗi nhà nấm cho thu hoạch gần 1 tấn nấm khô, trị giá khoảng 120 triệu đồng.

22/09/2014
Sản Xuất Cà Phê Theo Hướng Bền Vững Ở Đắk Mil Sản Xuất Cà Phê Theo Hướng Bền Vững Ở Đắk Mil

Theo Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Đắk Mil thì việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh cây cà phê theo hướng bền vững trên địa bàn huyện đang được xem là một giải pháp lâu dài và hết sức cần thiết. Người dân cũng đã dần tiếp cận được các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

22/09/2014
Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông - Lâm Nghiệp Tây Nguyên Tập Huấn Chăn Nuôi Bò Thịt Cho Nông Dân Huyện Chư Jút Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông - Lâm Nghiệp Tây Nguyên Tập Huấn Chăn Nuôi Bò Thịt Cho Nông Dân Huyện Chư Jút

Tại lớp tập huấn, các hộ chăn nuôi bò đã được cán bộ Viện khoa học kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên giới thiệu về đặc tính sinh trưởng của các loại giống bò hiện có tại Việt Nam; Phổ biến các kiến thức về kỹ thuật trồng các loại cỏ và giới thiệu một số loại cỏ cho năng suất và chất lượng cao, phù hợp với thổ nhưỡng địa phương như: cỏ sả, cỏ VA06, cỏ Mulato;

22/09/2014