Vĩnh Long Xây Dựng Cánh Đồng Mẫu Lớn Đạt VietGAP

Thời gian thực hiện từ vụ lúa Đông Xuân 2013- 2014 và vụ Hè Thu 2014, tại một số xã đã xây dựng cánh đồng mẫu lớn (CĐML) trước đó như Hiếu Phụng, Hiếu Nhơn, Trung Hiếu (Vĩnh Long) với diện tích 682ha.
Theo đó, huyện đã kiện toàn ban quản lý mô hình; duy trì và hỗ trợ cho các tổ hợp tác sản xuất giống hiện có để cung cấp giống lúa xác nhận và giống lúa theo đặt hàng của các doanh nghiệp; hướng dẫn nông dân ghi chép sổ tay, đầu tư thủy lợi, máy móc,…
Trong vụ Đông Xuân vừa qua, Công ty CP Lương thực thực phẩm Vĩnh Long đã mua lúa hàng hóa cho nông dân ở các xã Trung Hiếu, Hiếu Phụng được 335ha, vụ Hè Thu 864ha và dự kiến vụ Thu Đông tới là hơn 800ha. Công ty Phân bón Bình Điền, Công ty CP Bảo vệ thực vật An Giang cũng đã tổ chức nhiều buổi hội thảo, tập huấn sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
Toàn huyện có gần 1.000ha lúa CĐML ở các xã Hiếu Phụng, Trung Hiếu, Hiếu Nhơn, Trung Ngãi, Tân An Luông. Năng suất đạt 5,4 tấn/ha, cao hơn ngoài mô hình 0,2 tấn/ha.
Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 50 tấn hóa chất Chlorine 65% min thuộc hàng dự trữ quốc gia cho tỉnh Quảng Ninh để phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

Chiều 7-7, trao đổi với phóng viên Báo SGGP, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) Nguyễn Huy Điền khẳng định, không có chuyện Việt Nam ồ ạt nhập tôm nguyên liệu, “sản xuất thì ít mà xuất khẩu nhiều” như tin đồn vừa qua.

Nhìn thấy lợi nhuận thu được từ các hộ nuôi tôm hùm thời gian qua, từ đầu năm đến nay nhiều người dân ở Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã đua nhau đầu tư tiền tỷ để mua vật liệu làm bè và mua tôm giống thả nuôi với hy vọng đổi đời.
Tại tỉnh Khánh Hòa, tình trạng nắng nóng liên tục kéo dài đã gây ảnh hưởng lớn cho ngành nông nghiệp. Bên cạnh những thiệt hại về cây trồng do thiếu nước tưới, nắng nóng còn khiến cho một số diện tích tôm nuôi vụ 2 trên địa bàn tỉnh bị thất thu. Chỉ tính riêng trong tháng 6, toàn tỉnh có gần 80 ha tôm nuôi bị thiệt hại hoàn toàn.

Theo Chi cục Thủy sản Hà Nội, thực hiện chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS), hằng năm thành phố bố trí 15 - 20 tỷ đồng cho phát triển vùng thủy sản tập trung, bảo đảm môi trường không dịch bệnh và an toàn thực phẩm. Đến nay, toàn thành phố có 70 - 80 vùng nuôi có quy mô từ 30 đến 200ha, hơn 1.000 trang trại nuôi thủy sản kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm, 19 cơ sở sản xuất giống, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu về giống cho người nuôi.