Vĩnh Long Chứng Nhận Nhiều Mô Hình Nuôi Thủy Sản Theo Quy Trình Tiên Tiến

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long, từ đầu năm đến nay đã chứng nhận cho 15 cơ sở nuôi trồng thủy sản theo quy trình tiên tiến với tổng ao, hầm nuôi là 90,65ha.
Trong đó, có 9 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (69,15ha) được chứng nhận GlobalGAP/ASC, 2 cơ sở sản xuất giống cá tra được chứng nhận GlobalGAP (diện tích 6,3ha), 3 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (8,4ha) được chứng nhận VietGAP và 1 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (3ha) được chứng nhận BMP.
Kết quả chứng nhận nhằm khuyến khích hộ nuôi, cơ sở nuôi thủy sản từng bước sản xuất theo hướng tiên tiến, góp phần nâng cao giá trị, chất lượng và uy tín sản phẩm nuôi thủy sản đầu ra trên thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Theo quy hoạch, đến năm 2020, diện tích lúa chất lượng cao của Hà Nội sẽ đạt 40.000ha (chiếm 43% diện tích đất canh tác lúa), tập trung ở 8 huyện ngoại thành là Ứng Hòa, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Ba Vì, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Thanh Oai và Thường Tín.

Những ngày qua, nhiều tiểu thương làm nghề thu mua chuối xuất khẩu tại huyện Hướng Hóa bị thu phí quá cao khi làm thủ tục thông quan qua nước bạn Lào tại cặp cửa khẩu quốc tế Lao Bảo - Đen Sa Vẳn, gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm chuối trên địa bàn.

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Khuyến lâm tỉnh Bắc Kạn tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thử nghiệm một số cây ăn quả trên đất đã trồng cam quýt tại xã Quang Thuận.

Những năm trở lại đây, phát triển cây ăn quả đã mang lại thu nhập khá cao cho người dân vùng ven thành phố Tuyên Quang. Để phát huy lợi thế này, thành phố đã chú trọng định hướng phát triển cho từng vùng gắn với quy hoạch chung của thành phố.

Thăm vườn đu đủ Thái Lan đang cho trái khá nhiều của gia đình ông Nguyễn Văn Nuôi ở khu Dốc Gáo, thôn Phú Hòa, xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, chúng tôi ngạc nhiên trước cách làm khá hiệu quả của gia đình ông.