Vĩnh Châu (Sóc Trăng) Xuống Giống Hành Tím Sớm Vụ Đông Xuân Năm 2014

Mặc dù chưa vào vụ sản xuất hành tím chính vụ, nhưng thời điểm này, bà con nông dân thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) lại tất bật chuẩn bị gieo trồng hành tím sớm vụ Đông Xuân năm 2014, với mong muốn bán được giá cao.
Theo số liệu từ trung tuần tháng 10 đến nay, nông dân trong thị xã đã xuống trên 100 ha hành tím sớm, rải rác ở một số địa phương như phường 2, Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Lai Hòa; trong đó, Vĩnh Phước xuống giống nhiều nhất trên 80 ha. Ngoài các địa phương nói trên thì một số hộ xuống giống vào cuối tháng 9/2014, đến nay hành đã gần 1 tháng tuổi, với hi vọng hành bán được giá cao khi thu hoạch.
Theo kinh nghiệm, thì năm nào bà con trồng hành tím sớm cũng bán được giá cao hơn rất nhiều so với trồng hành chính vụ. Tuy nhiên trồng hành tím sớm chỉ có một số địa phương có đất cao mới trồng được. Hiện UBND các địa phương đang tích cực vận động bà con có diện tích trồng hành tím sớm tiếp tục xuống giống.
Ông Lý Manl - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường 2, thị xã Vĩnh Châu cho biết, tổng diện tích của phường 2 về màu hơn 1.000 ha, nhưng từ đầu năm đến nay, UBND phường chỉ đạo nông dân cải tạo đất, nâng cao mặt bằng để làm sao trong năm 2014 này vận động nhân dân trồng hành tím trước thời vụ để tránh tình trạng khi vào vụ chính thì hành rớt giá, nên tuyên truyền cho dân làm sao trồng được diện tích hành sớm thật nhiều.
Tính trong tháng 10 này, tổng diện tích đã xuống trên 10 ha; UBND phường sẽ vận động thêm và chỉ đạo để rút nước sớm cho bà con xuống giống sớm hơn mọi năm.
Để hành tím phát triển bền vững, UBND phường tuyên truyền nhân dân nên có ý thức trong vấn đề trồng hành, nhất là trồng theo mô hình GlobanGAP để hạn chế thuốc sâu.
Theo ngành chuyên môn, hiện nay với tình hình thời tiết thay đổi thất thường dễ gây bệnh cháy lá trên hành như: Bệnh thối củ, đốm lá... do đó ngành chuyên môn cũng thường xuyên xuống địa bàn hướng dẫn bà con nông dân chăm sóc và theo dõi chặt chẽ để có biện pháp xử lý kịp thời, không làm ảnh hưởng đến diện tích hành.
Theo Kỹ sư Nguyễn Hữu Thành - Trưởng Trạm Bảo vệ thực vật thị xã Vĩnh Châu cho biết, trồng hành nên chú ý vấn đề sâu bệnh, đối với sâu hại là sâu xanh da láng gây hại rất nặng, chính vì vậy, bà con cần phải thường xuyên đi thăm đồng và đặc biệt là diệt ngay ổ trứng từ ban đầu; phân biệt được hai loại bệnh thối lá và thối củ, thối gốc, hai loại bệnh này do nấm và vi khuẩn nên bà con sử dụng các loại thuốc phòng trị theo nguyên tắc bón đúng và đạt hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển chăn nuôi con đặc sản, năm 2012, Trung tâm Khuyến nông TP.Hà Nội triển khai thí điểm mô hình nuôi chim trĩ đỏ khoang cổ trên địa bàn huyện Đan Phượng.

Trạm Bảo vệ thực vật Tp. Phan Thiết vừa tổ chức lớp tập huấn về phòng trừ ruồi đục trên quả thanh long cho 50 nông dân trên địa bàn xã Tiến Lợi, Tp. Phan Thiết.

Từ một dòng sông xanh trong, tàu bè tấp nập qua lại, trên sông còn có nhiều hộ nuôi cá bè quy mô lớn. Đến nay, sông Vàm Cỏ Đông, đoạn chảy qua ấp Phước Trung, xã Phước Vinh, huyện Châu Thành (Tây Ninh) chỉ còn những đám lục bình trôi lấp mặt sông, với lác đác vài chiếc lồng nuôi cá vắng người chăm sóc.

Những năm qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh luôn quan tâm đẩy mạnh phong trào “Cựu chiến binh giúp nhau làm kinh tế giỏi” đem lại hiệu quả thiết thực. Từ phong trào này, những người lính năm xưa lại tiếp tục phát huy bản chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” trên mặt trận phát triển kinh tế.

Cà Mau là 1 trong 21 tỉnh, thành được chọn triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) theo Quyết định 315 của Chính phủ. BHNN như nguồn động lực lớn khích lệ nông dân mạnh dạn đầu tư, tăng năng suất, sản lượng, bảo đảm tính cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường