Vĩnh Châu (Sóc Trăng) Triển Khai Kế Hoạch Nuôi Bò Sữa Trên Địa Bàn

Lãnh đạo UBND thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đã có buổi làm việc với lãnh đạo các Phòng Kinh tế, Tài chính- Kế hoạch, Hội Nông dân, Trạm Thú y thị xã và UBND Phường 2 để nghe báo cáo thống kê kết quả điều tra tổng đàn bò hiện có trên địa bàn
Để phục vụ cho dự án phát triển và chăn nuôi bò sữa từ chương trình Heifer đầu tư trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2014-2019, cho trên 8.000 hộ nuôi với tổng kinh phí thực hiện là trên 88 tỷ đồng, trong đó thị xã Vĩnh Châu sẽ được hỗ trợ khoảng 200 con bò. Tuy nhiên theo dự án yêu cầu, địa phương phải có 200 con bò đối ứng.
Qua kết quả điều tra, đàn bò ở thị xã Vĩnh Châu hiện có 1.326 con, trong đó Phường 2 - địa phương được chọn làm điểm chỉ đạo thực hiện chương trình dự án này có 301 con bò - với 165 con bò cái lai Sin;
Lãnh đạo UBND thị xã Vĩnh Châu đã nhấn mạnh mục tiêu chung của dự án nuôi bò sữa là nhằm nâng cao thu nhập nông hộ, huy động và phát triển nguồn lực trong cộng đồng, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu do đó yêu cầu các ngành chức năng phối hợp với phường 2 tập trung khảo sát kỹ thực tế số hộ nuôi bò hiện nay, điều tra năng lực và điều kiện thực hiện dự án, tỷ lệ bò cái lai Sin, dự kiến nơi bố trí làm chuồng, diện tích trồng cỏ phục vụ dự án, đến đầu tháng 8 phải có báo cáo chính thức về ủy ban nhân dân thị xã để có hướng chỉ đạo tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm

Chuẩn bị cúng tất niên và đãi thợ, cuối tuần qua, chị Nguyễn Thị Hằng - vợ một nhà thầu xây dựng ngụ quận 7, TP HCM - gọi điện cho mối quen ở Long An đặt mua 10 con gà ta loại ngon thì được báo giá 90.000 đồng/kg (gà lông), tăng 10.000 đồng/kg so với giá bán cách nay 1 tháng với lý do “giá Tết”.

Với 4 nguyên tắc cơ bản và xuyên suốt là trồng cây khỏe, bảo vệ thiên địch, thăm đồng thường xuyên, nông dân trở thành chuyên gia, chương trình quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng (IPM) do Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh triển khai đã góp phần tích cực trong việc giúp nông dân bảo vệ môi trường sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng nông sản hàng hóa tại địa phương.

13 năm trước, vào thời điểm đầu năm 2002, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai mô hình trồng giống cam Vinh, cam Canh và bưởi Diễn tại cánh đồng bản Hồng Lếch Cang, xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên. 3 năm sau, những quả ngọt đầu tiên đến với người nông dân Hồng Lếch Cang. Cam, bưởi sai trĩu cành, khách hàng, thương lái tấp nập kéo đến mua. Nguồn lợi từ bán cam, bưởi mang lại niềm hi vọng lớn cho người dân nơi đây.

Ngoài ra, số diện tích lúa đã thu hoạch đạt trên 23 ngàn ha, năng suất 6,81 tấn/ha (thấp hơn 0,16 tấn/ha so với vụ trước). Số diện tích lúa đông xuân gieo sạ sớm hiện nay đang trổ chín và sẽ thu hoạch trước Tết Nguyên đán 2015 chiếm 50%, còn lại là phần lớn diện tích nông dân xuống giống đồng loạt lúa đang trong giai đoạn làm đòng sẽ thu hoạch đông ken, tập trung thời điểm tháng 2-3 dương lịch.

Những năm gần đây, người dân xã Phú Hựu, huyện Châu Thành đã mạnh dạn chuyển đổi những mảnh vườn tạp không hiệu quả sang trồng các loại cây ngắn ngày mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó chuối cau được xem là một loại cây cho thu nhập khá ổn định. Theo ước tính, mỗi năm 1ha đất trồng chuối cau có thể cho thu nhập trên dưới 100 triệu đồng.