Vingroup xây nhà kính 1.000 tỷ trồng rau sạch

Với tổng trị giá gần 1.000 tỷ đồng, sử dụng công nghệ Israel, đây là nhà kính lớn nhất tại Việt Nam được triển khai hoàn thiện trọn gói ngay trong một lần xây dựng.
Với quy mô 24,5 ha, nằm trên địa bàn 3 huyện của tỉnh Vĩnh Phúc, nhà kính VinEco Tam Đảo sử dụng công nghệ nhà kính nổi tiếng của Teshuva Agricultural Projects (TAP, Israel).
Dự án sẽ sản xuất và cung ứng các loại rau mầm cũng như rau ăn lá - củ - quả theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP với sản lượng 3.500 tấn/năm, được canh tác thân thiện với môi trường.
Trên quy mô 24,5 ha, nằm trên địa bàn 3 huyện của tỉnh Vĩnh Phúc, nhà kính VinEco Tam Đảo sử dụng công nghệ nhà kính nổi tiếng của Teshuva Agricultural Projects (TAP, Israel). Vingroup cho biết, công nghệ nhà kính của TAP từng được chuyển giao thành công đến nhiều quốc gia trên thế giới như Italia, Mexico, Thái Lan, Ecuado, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonexia, Guatemala, Isreal, Cypus...
Đây là dự án cung cấp công nghệ nhà kính đầu tiên của TAP cho một đối tác tại Việt Nam, đồng thời được bổ sung nhiều tính năng phù hợp với đặc điểm khí hậu và điều kiện tự nhiên của vùng nhiệt đới.
Trong đó, công nghệ rau mầm (microgreen) được thiết kế theo dây chuyền tự động khép kín, cho phép sản xuất các loại rau “siêu sạch” có giá trị dinh dưỡng cao, được xem như nguồn rau thực phẩm chức năng; công nghệ màng mỏng dinh dưỡng (NFT) giúp cây trồng được cung cấp dinh dưỡng trực tiếp đến tận rễ nhằm tối ưu hóa quá trình sinh trưởng, đồng thời ngăn chặn ô nhiễm nguồn nước do không gây đọng nước và thiếu oxy trong rễ.
Công nghệ trồng cây trên giá thể (cocopeat) kết hợp hệ thống cung cấp dinh dưỡng chủ động, đảm bảo tạo ra sản phẩm chất lượng cao hơn cây trồng trong đất. So với phương pháp sản xuất truyền thống, phương pháp sản xuất trong nhà kính với hệ thống tưới tiêu - dinh dưỡng thông minh cùng hệ thống điều khiển khí hậu hợp lý được tự động hóa, giúp VinEco kiểm soát toàn bộ các yếu tố tác động tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
Nhờ vậy, dự án có thể đưa vào sản xuất những bộ giống độc đáo, cung ứng cho thị trường nhiều loại rau củ quả an toàn, chất lượng chưa từng xuất hiện hoặc mới được sản xuất rất hạn chế tại Việt Nam, trên quy mô lớn, năng suất cao, tiết kiệm chi phí. Nhà kính này cũng đảm bảo cho VinEco đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường nội địa và hướng tới xuất khẩu nhờ sự ổn định trong sản xuất, linh hoạt thay đổi mùa vụ, hạn chế tác động bất lợi của thời tiết.
Dự kiến, nhà kính sẽ cho ra thị trường mẻ rau an toàn đầu tiên vào cuối năm nay, qua hệ thống siêu thị Vinmart và cửa hàng tiện ích Vinmart+, đồng thời mở rộng hệ thống phân phối trên khắp cả nước và hướng tới xuất khẩu. Sau nhà kính tại Vĩnh Phúc, nhà kính thứ hai sẽ được VinEco triển khai tại Củ Chi (Tp.HCM), trên diện tích 30 ha.
Một loạt địa bàn khác cũng đã được VinEco đưa vào kế hoạch triển khai các dự án nông nghiệp như Quảng Ninh, Sa Pa (Lào Cai), Hải Dương, Thanh Hóa, Kon Tum… Một đại diện VinEco nói, bên cạnh mục tiêu kinh doanh, công ty muốn góp phần thay đổi tư duy và cách làm nông nghiệp tại Việt Nam, từ đó tạo hiệu ứng lan tỏa, thúc đẩy các doanh nghiệp, người nông dân và toàn xã hội cùng hướng tới một nền nông nghiệp sạch vì sức khỏe của cộng đồng.
Có thể bạn quan tâm

Giá hiện tại ở địa phương là 3.000 đồng/kg, 1 sào khoai lang giống mới này bà con có lãi khoảng 2,5 triệu đồng, cao hơn hẳn các loại cây trồng khác, thời gian canh tác ngắn và đầu tư ít hơn. Nông dân ở các địa phương lân cận có chất đất tương tự như xã Tân Dân sẽ được hội nông dân, phòng nông nghiệp huyện hướng dẫn để trồng đại trà vào vụ xuân năm 2015, đây mới là chính vụ.

Ông Nguyễn Văn Minh - Phó Giám đốc Hợp tác xã rau an toàn xã Long Thuận (huyện Hồng Ngự) cho biết, thời điểm này việc thu hoạch hoa màu trên địa bàn xã trầm lắng, bởi giá cả nhiều loại hoa màu giảm mạnh (từ 40 - 50%) so với thời điểm cận Tết. Giá hoa màu giảm là do nguồn cung vượt cầu, trong khi đang vào thời điểm thu hoạch rộ. Người dân trồng hoa màu đang hy vọng giá cả sẽ tăng lên trong những ngày tới vì trúng vào dịp rằm tháng Giêng năm 2015.

Vụ Đông Xuân năm nay, bà con nông dân TX Bình Minh áp dụng hầu hết cơ giới hóa từ khâu cày xới làm đất, thu hoạch và vận chuyển nên giảm được chi phí sản xuất, giảm ngày công lao động, đặc biệt là giảm tỷ lệ hao hụt trong khâu thu hoạch, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. Hiện nay, các trà lúa còn lại đang ở giai đoạn chắc xanh đến chín, bà con đang tập trung thu hoạch.

Để phục vụ cho việc sản xuất nấm hương vụ mùa năm 2015, hiện nay, các hộ trong tỉnh Thái Nguyên đang tiến hành làm bịch và trồng nấm. Năm 2015, dự kiến tăng diện tích trồng nấm trên địa bàn tỉnh là 60.000m2, sản lượng sẽ tăng thêm 150 tấn so với năm 2014.

Đồng Nai đang xây dựng dự án phát triển vùng chuyên canh cây ca cao theo mô hình cánh đồng mẫu lớn. Tham gia dự án, nông dân trồng ca cao sẽ được hỗ trợ để tiếp cận vốn giá rẻ, kỹ thuật sản xuất... Trong đó, nội dung quan trọng nhất là doanh nghiệp (DN) sẽ ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân với giá tốt.