Vinamilk Tiếp Tục Nhập Bò Sữa Cao Sản Từ Úc Về Việt Nam

Sau chuyến hành trình 8 giờ vượt đại dương, ngày 19/5/2014, chuyến bay mang số hiệu SQ 7285 của hãng hàng không Singapore Airlines chở 200 con bò cao sản mang thai từ Melbourne, Australia về Việt Nam đã đáp xuống cảng hàng không sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là những ''cô bò'' của đợt thứ 2 trong số 5.000 con bò mang thai mà Vinamilk nhập trong năm 2014 từ Úc và Mỹ.
Trong bối cảnh giá sữa thế giới ngày càng biến động, không ổn định, việc đầu tư các trang trại chăn nuôi bò sữa và chủ động nguồn nguyên liệu sữa tươi tại chỗ là một mục tiêu chiến lược quan trọng và là hướng đi lâu dài giúp Vinamilk nâng cao chất lượng, tăng tỷ lệ nội địa hoá nguồn nguyên liệu.
Vì vậy trong năm 2014 và 2015, Vinamilk sẽ tiếp tục triển khai đưa vào hoạt động thêm 4 trang trại mới tại Tây Ninh (quy mô 10.000 con), Hà Tĩnh (quy mô 3.000 con), Thanh Hóa 2 (quy mô 3.000 con) và Nông trường Thống Nhất, Thanh Hóa (quy mô 25.000 con, trong đó phát triển các hộ chăn nuôi bò sữa vệ tinh là 9.000 con); nâng tổng số trang trại bò sữa của Vinamilk lên 9 trang trại với khoảng 46.000 con, đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu sữa tươi nguyên liệu (trong đó sữa tươi nguyên liệu từ trang trại chiếm 20%, còn lại 20% của các hộ nông dân).
Để đáp ứng cho nhu cầu con giống của các trang trại này, Vinamilk sẽ tiếp tục nhập hơn 5.000 bò giống từ các nước Úc và Mỹ trong năm 2014 và 2015.
Trong những năm qua, các kết quả nuôi bò nhập từ Úc rất tốt đã chứng tỏ việc áp dụng công nghệ mới, đảm bảo kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc tốt là yếu tố căn bản cho việc nuôi bò nhập nội cao sản.
Năng suất đàn bò sữa tại các trang trại Vinamilk hiện đạt mức trung bình trên 7.200kg/con/năm - là năng suất cao so với mức năng suất đàn bò thế giới (tương đương với Châu u và cao hơn các trại tại khu vực Châu Á). Từ kết quả khả quan này, Vinamilk quyết định tiếp tục nhập bò giống từ Úc với số lượng lớn để tăng đàn nhanh chóng đáp ứng nhu cầu sản xuất sữa tươi nguyên liệu cho các nhà máy chế biến sữa của công ty.
Toàn bộ đàn bò được tuyển chọn trực tiếp từ các trang trại bò giống HF của Úc bởi các chuyên gia lành nghề, nhiều kinh nghiệm của nhà cung cấp và Công ty Vinamilk. Đây là đàn bò thuộc giống bò Holstein Friesian thuần chủng, có gia phả lý lịch ba đời và được cấp giấy chứng nhận giống HF của Hiệp hội Giống bò sữa Holstein Friesian của Úc.
Đàn bò sau khi được sơ tuyển, chọn mua từ các trang trại đã được đưa đến trại cách ly kiểm dịch tại Úc, được giám định về khả năng sinh sản (do chuyên gia thú y của Úc khám bằng máy siêu âm chuyên dụng).
Sau đó, các chuyên gia của Công ty Vinamilk phối hợp với các chuyên gia Úc tuyển chọn chính thức để lựa ra hơn 200 con đạt tiêu chuẩn về ngoại hình (hình dạng tổng quát đúng chuẩn bò giống HF, trọng lượng, chân móng, màu sắc da lông, hệ thống chân, khung xương…), sức khỏe (thể trạng, dáng đi, hành vi và quan sát đi lại gặm cỏ trên đồng, mắt tinh anh, mũi ẩm ướt), gia phả và khả năng sản xuất của con mẹ và tiềm năng di truyền của tinh bò cha.
Trước khi về Việt Nam, đàn bò phải trải qua các đợt kiểm tra, xét nghiệm về tình hình sức khỏe rất nghiêm ngặt của Cơ quan Thú y kiểm dịch Úc.
Đàn bò nhập về sẽ được nuôi cách ly tại Trang trại bò sữa Lâm Đồng của Vinamilk với công nghệ và kỹ thuật hiện đại của trang trại và được sự chăm sóc, nuôi dưỡng trực tiếp theo sự hướng dẫn của chuyên gia nước ngoài do nhà cung cấp hỗ trợ.
Để chuẩn bị cho đợt nhập bò này, Công ty Vinamilk đã chuẩn bị chặt chẽ nguồn thức ăn (nguồn thức ăn thô xanh chất lượng cao và cỏ khô alfalfa), thuốc và vật tư thú y (đặc biệt là các loại vaccine chuyên dụng nhập từ Hoa Kỳ), chuồng trại (sát trùng tiêu độc cách ly, hệ thống làm mát…).
Với số lượng 5.000 bò dự kiến nhập trong năm 2014 sẽ bắt đầu cho sữa trong thời gian cuối năm 2014 và năm 2015, góp phần nâng sản lượng sữa của các trang trại Vinamilk lên khoảng 50 triệu lít/năm. Ngoài ra, đây sẽ là nguồn con giống bò sữa triển vọng để nâng cao khả năng sản xuất của bò sữa Việt Nam, góp phần cho việc cải thiện chất lượng và sản lượng sữa sản xuất và nâng cao số lượng đàn bò sữa tại Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Mấy chục năm có mặt ở Đà Lạt, phương thức trồng dâu tây của nông dân vẫn không có gì thay đổi. Đó là trồng ở ngoài ruộng và nhân giống bằng cách tách thân bò và cây con từ cây chính để trồng lại. Sau nhiều năm, giống dâu tây phát sinh nhiều thứ bệnh như héo lá, đốm đỏ, vàng mép lá, đặc biệt virus xoắn lá làm giảm năng suất và phẩm chất trái dâu. Điều này buộc người nông dân ngày càng sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật hơn, đặc biệt là các loại thuốc diệt nấm.

Tiếp đó, ngày 17-7 tại TP.HCM sẽ diễn ra hội thảo và họp báo tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các nhà phân phối và người tiêu dùng về tầm quan trọng của việc phân phối và sử dụng nước mắm mang chỉ dẫn địa lý Phú Quốc. Một hội thảo tương tự sẽ diễn ra tại thủ đô Hà Nội vào ngày 22-7.

Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 152 tổ chức, cá nhân kinh doanh trái thanh long gồm 106 hộ kinh doanh và 46 doanh nghiệp, cơ sở thu mua, sơ chế, đóng gói. Trong đó có 14 doanh nghiệp xuất khẩu chính ngạch thanh long. Hoạt động thu mua thanh long tại nơi sản xuất chủ yếu do thương lái đảm nhiệm, các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long chỉ trực tiếp thu mua tại những nhà vườn có số lượng lớn từ 3 - 5 tấn.

Thời gian gần đây, tại nhiều địa phương xuất hiện một loại mực bán với giá rất rẻ, chỉ từ 20.000-40.000 đồng/kg, cao nhất cũng chỉ 50.000-70.000 đồng/kg, thấp hơn nhiều so với giá mực bình thường từ 80.000-200.000 đồng/kg.

“Giá lúa tươi tại ruộng được thương lái mua với giá 4.500 đồng/kg, tăng khoảng 200 đồng/kg so với cách đây 2 tuần. Nhiều nông dân phải chịu cảnh thu hoạch lúa trong mưa dầm dữ dội cũng được an ủi phần nào”, lão nông Phạm Văn Nữa (xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp) cho biết vào chiều 14-7.