Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vinamilk Nhập Khẩu 5.000 Con Bò Sữa Cao Sản Mang Thai Từ Úc Và Mỹ

Vinamilk Nhập Khẩu 5.000 Con Bò Sữa Cao Sản Mang Thai Từ Úc Và Mỹ
Ngày đăng: 25/02/2014

Sau chuyến hành trình 7 giờ vượt đại dương, hơn 15g ngày 25/2, chiếc chuyên cơ mang số hiệu QF7581 của hãng Qantas Airways, Australia chở 200 con bò cao sản mang thai được nhập từ Úc về Việt Nam đã đáp xuống cảng Hàng không sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là những cô bò đầu tiên trong số 5.000 con bò mang thai mà Vinamilk nhập trong năm 2014 từ Úc và Mỹ.

Trong bối cảnh giá sữa thế giới ngày càng biến động, không ổn định, việc đầu tư các trang trại chăn nuôi bò sữa và chủ động nguồn nguyên liệu sữa tươi tại chỗ là một mục tiêu chiến lược quan trọng, và là hướng đi lâu dài giúp Vinamilk nâng cao chất lượng, tăng tỷ lệ nội địa hoá nguồn nguyên liệu.

Năm 2014, 2015 Vinamilk sẽ tiếp tục triển khai đưa vào hoạt động thêm 4 trang trại mới  tại Tây Ninh (quy mô 10.000 con), Hà Tĩnh (quy mô 3.000 con), Thanh Hóa 2 (quy mô 3.000 con) và Nông trường Thống Nhất, Thanh Hóa (quy mô 20.000 con).

Nâng tổng số trang trại bò sữa của Vinamilk lên 9 trang trại với khoảng 46.000 con, đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu sữa tươi nguyên liệu (trong đó sữa tươi nguyên liệu từ trang trại chiếm 20%, còn lại 20% của các hộ nông dân).

Để đáp ứng cho nhu cầu con giống của các trang trại này, Vinamilk sẽ tiếp tục nhập hơn 5.000 bò giống từ các nước Úc và Mỹ. Đợt bò nhập đầu tiên trong năm 2014 vào ngày 25.2 là 200 con bò sữa cao sản mang thai nhập từ Úc. Số bò nhập trong kế hoạch còn lại sẽ tiếp tục về Việt Nam bằng đường hàng không trong khoảng thời gian thời tiết phù hợp.

Trong những năm qua, các kết quả nuôi bò nhập từ Úc rất tốt đã chứng tỏ việc áp dụng công nghệ mới, đảm bảo kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc tốt là yếu tố căn bản cho việc nuôi bò nhập nội cao sản.

Năng suất đàn bò sữa tại các trang trại Vinamilk hiện đạt mức trung bình trên 7.200 kg/con/năm là năng suất cao so với mức năng suất đàn bò thế giới (tương đương với châu Âu và cao hơn các trại tại khu vực châu Á). Từ kết quả khả quan này, Vinamilk quyết định tiếp tục nhập bò giống từ Úc với số lượng lớn để tăng đàn nhanh chóng đáp ứng nhu cầu sản xuất sữa tươi nguyên liệu cho các nhà máy chế biến sữa của công ty.

Toàn bộ đàn bò được tuyển chọn trực tiếp từ các trang trại bò giống HF của Úc bởi các chuyên gia lành nghề, nhiều kinh nghiệm của Nhà cung cấp và Công ty Vinamilk. Đây là đàn bò tơ thuộc giống bò Holstein Friesian thuần chủng, có gia phả lý lịch ba đời và được cấp giấy chứng nhận giống HF của Hiệp hội giống bò sữa Holstein Friesian của Úc.

Đàn bò sau khi được sơ tuyển, chọn mua từ các trang trại đã được đưa đến trại cách ly kiểm dịch tại Úc, được giám định về khả năng sinh sản (do chuyên gia thú y của Úc khám bằng máy siêu âm chuyên dụng).

Sau đó, các chuyên gia của công ty Vinamilk phối hợp với các chuyên gia Úc tuyển chọn chính thức để lựa ra hơn 400 con đạt tiêu chuẩn về ngoại hình (hình dạng tổng quát đúng chuẩn bò giống HF, trọng lượng, chân móng, màu sắc da lông, hệ thống chân, khung xương…), sức khỏe (thể trạng, dáng đi, hành vi và quan sát đi lại gặm cỏ trên đồng, mắt tinh anh, mũi ẩm ướt), gia phả và khả năng sảnxuất của con mẹ và tiềm năng di truyền của tinh bò cha.

Trước khi về Việt Nam, đàn bò phải trải qua các đợt kiểm tra, xét nghiệm về tình hình sức khỏe rất nghiêm ngặt của Cơ quan Thú y Kiểm dịch Úc.

Đàn bò nhập về sẽ được nuôi cách ly tại Trang trại Bò sữa Lâm Đồng của Vinamilk với công nghệ và kỹ thuật hiện đại của Trang trại và được sự chăm sóc, nuôi dưỡng trực tiếp theo sự hướng dẫn của chuyên gia nước ngoài do Nhà cung cấp hỗ trợ.

Để chuẩn bị cho đợt nhập bò này, Công ty Vinamilk đã chuẩn bị chặt chẽ nguồn thức ăn (nguồn thức ăn thô xanh chất lượng cao và cỏ khô Alfalfa), thuốc và vật tư thú y (đặc biệt là các loại vaccine chuyên dụng nhập từ Hoa Kỳ), chuồng trại (sát trùng tiêu độc cách ly, hệ thống làm mát…).

Với số lượng 5000 bò dự kiến nhập trong năm 2014 sẽ bắt đầu cho sữa trong thời gian cuối năm 2014 và năm 2015, góp phần nâng sản lượng sữa của các trang trại công ty lên khoảng 50 triệu lít/năm.

Ngoài ra, đây sẽ là nguồn con giống bò sữa triển vọng để nâng cao khả năng sản xuất của bò sữa Việt Nam, góp phần cho việc cải thiện chất lượng và sản lượng sữa sản xuất và nâng cao số lượng đàn bò sữa tại Việt Nam.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Từ Mô Hình Câu Lạc Bộ Nuôi Nai Hiệu Quả Từ Mô Hình Câu Lạc Bộ Nuôi Nai

Xuất phát từ một vài hộ dân nuôi nai đạt hiệu quả kinh tế cao, cuối năm 2011 Hội Nông dân xã Hòa Kiến (TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) đứng ra thành lập câu lạc bộ nuôi nai nhằm tạo việc làm thêm, cải thiện kinh tế cho các hộ nông dân của xã. Đến nay, mô hình này đã bắt đầu phát huy hiệu quả đáng khích lệ.

16/06/2012
Mô Hình Nuôi Cua Ở Cần Giờ (TP. HCM) Mô Hình Nuôi Cua Ở Cần Giờ (TP. HCM)

Cua biển (Scylla serrata) là một trong những loài giáp xác phổ biến ở các vùng biển Việt Nam. Với phẩm chất thịt ngon, được thị trường ưa chuộng, Cua biển đang trở thành đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế.

17/09/2011
Thay Nếp Nghĩ Cũ Cho Đồng Bào Dao, Nùng. Thay Nếp Nghĩ Cũ Cho Đồng Bào Dao, Nùng.

Hết lòng với ND, đó là phương châm làm việc của anh Dương Quang Tiến - Chủ tịch Hội ND xã Thượng Đình, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Gần 20 năm làm thủ lĩnh nông dân, anh Tiến được hội viên, ND tin tưởng.

17/06/2012
Chuối Giảm Giá Mạnh Chuối Giảm Giá Mạnh

Người dân trồng chuối cho biết, mọi năm giá chuối từ 5.000 – 6.000 đồng/kg nay chỉ bán được từ 500 – 1.000 đồng/kg và đây là mức thấp nhất trong vòng mười năm trở lại đây. Với giá này, phải bán từ 10 – 20kg chuối mới được 1kg gạo. Không bán được chuối, nhiều người phải đào các loại củ rừng về bán để có tiền mua gạo

26/09/2011
Xuất Khẩu Cá Tra - Không Có Hàng Để Bán Xuất Khẩu Cá Tra - Không Có Hàng Để Bán

Nhiều đoàn doanh nghiệp Mỹ, châu Âu tham dự triển lãm quốc tế thực phẩm nhà hàng và khách sạn đang diễn ra tại TP.HCM (28 – 30.9) đã tranh thủ tìm mua cá tra. Thị trường xuất khẩu đang khá sôi động, khách hàng cần mua số lượng lớn để bán vào mùa tiêu thụ cuối năm nhưng nguyên liệu cá lại thiếu trầm trọng

01/10/2011