Việt Nam Xuất Khẩu Lô Phân Đạm Đầu Tiên Sang New Zealand

Ngày 14.11, Tổng công ty phân bón và hóa chất dầu khí (PVFCCo) hoàn thành thủ tục xuất khẩu lô hàng 500 tấn phân đạm Phú Mỹ sang New Zealand, qua cảng Cát Lái (TP.HCM).
Đây là lô hàng đầu tiên được PVFCCo xuất khẩu với hình thức đóng bao Jumbo - là loại bao đựng hàng có khối lượng lớn (1.000 kg/bao). Để đáp ứng yêu cầu nhập khẩu u rê bằng bao Jumbo của các đối tác, đặc biệt là xuất khẩu theo container, từ giữa tháng 3.2014, PVFCCo đã cho thi công, đấu nối hệ thống đóng bao Jumbo có tổng giá trị gần 7 tỉ đồng, công suất 20 bao loại 1 tấn/giờ, có thể đóng bao u rê truyền thống (50 kg/bao) và các loại bao u rê có trọng lượng lớn (500 - 1.000 kg/bao).
New Zealand là nước có nền sản xuất nông nghiệp sạch với nhiều tiêu chí rất khắt khe về chất lượng. Đợt này phía New Zealand đã chấp nhận mua đạm Phú Mỹ với giá cao hơn các sản phẩm cùng loại của các nước khu vực Đông Nam Á và Trung Đông.
Nguồn bài viết: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20141114/vn-xuat-khau-lo-phan-dam-dau-tien-sang-new-zealand.aspx
Có thể bạn quan tâm

Nhờ đó, nhiều bà con đã tự vươn lên thoát nghèo từ chính công sức của mình mà không phải trông chờ vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước và địa phương. Trong đó, mô hình nuôi cá nước ngọt của anh Lương Văn Hợp ở xã Khánh Trung là một điển hình.

Chiều 3.3, lãnh đạo các sở: Công Thương, KH&CN, VH-TT& DL và UBND TP Quy Nhơn đã thống nhất đề xuất UBND tỉnh Bình Định gửi đơn đăng ký đề xuất để chính thức xác lập kỷ lục Châu Á món ăn đặc sản “Chả cá Quy Nhơn”.

Nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm A/H5N1 vẫn còn ở mức cao. Điều đáng lo là thời gian qua, trong số các ổ dịch phát sinh mới tại nhiều tỉnh, thành phố trong khu vực giáp ranh với địa bàn tỉnh Hậu Giang đang lưu hành các chủng vi-rút thuộc Clade 2.3.2.1C, thay vì Clade 1.1.

Vi rút cúm A/H5N1 tồn tại trong đàn thủy cầm dưới dạng lành mang trùng, bùng phát khi có điều kiện thuận lợi. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã phát hiện 10 ổ dịch với 24.257 con gia cầm mắc bệnh cúm ở các huyện Vũng Liêm, Mang Thít, Tam Bình, Trà Ôn và TX Bình Minh, trong đó có 2 ổ dịch đã qua 21 ngày.

Trang trại Phong Thúy và 6 trang trại “vệ tinh” ở huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã “Việt hóa” thành công công nghệ chăm sóc cà chua từ châu Âu và châu Úc, đạt giá trị sản xuất từ 1,5 - 2 tỷ đồng/ha/năm.