Việt Nam trước ngưỡng cửa TPP 10 triệu nông dân lao đao

TS Tống Xuân Chinh - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NNPTNT - thậm chí phải thốt lên rằng: “Ngành chăn nuôi sẽ là vật hy sinh cho TPP” tại Hội thảo quốc tế về “Tác động của TPP và AEC lên kinh tế Việt Nam”, do Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách tổ chức ngày 3.8 tại Hà Nội.
Một vài phép so sánh nhỏ cho thấy, giá thịt gà, thịt lợn trong nước hiện đều đắt gấp 2-3 lần so với giá một số nước trên thế giới. Cụ thể, giá thành sản xuất 1kg sữa tươi ở VN là 65 cent USD (khoảng 14.000đ). Trong khi đó tại New Zealand, 1kg sữa tươi chỉ có giá bằng một nửa (khoảng 6.500đ). Giá thành 1kg gà lông trắng của VN lên tới 32.000đ/kg cạnh tranh sao nổi với thịt gà đùi của Mỹ chỉ bán với giá 20.000 đ/kg.
Thịt lợn hơi của VN bán với giá 45-55 nghìn đồng/kg, đắt gấp 3 lần giá thịt lợn hơi bán tại thị trường Chicago (Mỹ) là 85-90 cent/kg (khoảng 15.000đ/kg). Nếu đặt lên bàn cân so sánh, ngành chăn nuôi của VN chẳng có mấy lợi thế khi TPP ký kết.
TS Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) - cho biết: “Chăn nuôi là ngành lớn thứ hai trong nông nghiệp của VN, tuy nhiên nó lại bị coi là ngành kém cạnh tranh, không bền vững và dễ chịu tác động xấu của các hiệp định thương mại tự do”.
Theo TS Thành, những khó khăn của ngành chăn nuôi của VN thể hiện ở 5 điểm chính sau: Thứ nhất, quy mô sản xuất nhỏ không đáng tin cậy và dựa chủ yếu vào chăn nuôi hộ, sử dụng thức ăn thừa làm thức ăn chăn nuôi và không quan tâm nhiều đến các vấn đề dịch bệnh của vật nuôi; Thứ hai, lệ thuộc rất nhiều vào việc nhập khẩu giống và thức ăn; Thứ ba, vấn đề dịch bệnh còn phổ biến dù vẫn nằm trong tầm kiểm soát; Thứ tư, vệ sinh giết mổ và VSATTP còn nhiều hạn chế, đôi khi gây ra ngộ độc thực phẩm. Cuối cùng, tình trạng ô nhiễm môi trường do chăn nuôi vẫn còn phổ biến gây hại cho sức khỏe của người lao động và các hộ gia đình xung quanh khu vực chăn nuôi.
Việc lệ thuộc vào việc nhập khẩu giống, thức ăn khiến giá sản phẩm chăn nuôi của VN rất cao.
Vậy làm thế nào để giảm giá thành, để tăng sức cạnh tranh cho ngành chăn nuôi? Theo TS Tống Xuân Chinh, hiện giá thành sản phẩm chăn nuôi đang bị đội giá ở các khâu trung gian.
Về con giống, VN bị tác động của các khâu trung gian khoảng 6-7%. Thức ăn chăn nuôi bị tác động khoảng 9-10%. Khi bán được con lợn, con gà, khâu trung gian thu mua và chi phối 8-10%. Nếu VN tổ chức sản xuất lại ngành chăn nuôi bằng hình thức HTX, tổ, đội nhóm rồi ký hợp đồng thu mua trực tiếp với DN sẽ giảm giá trên 20%.
Về mặt chính sách, hiện Bộ NNPTNT đã xây dựng nghị định về mô hình HTX nông nghiệp liên kết để tăng sức cạnh tranh.
“Nếu không cạnh tranh được về gà công nghiệp lông trắng thì VN nên tập trung phát triển chăn nuôi gà ta lông màu. Thịt lợn hơi của VN không có lợi thế cạnh tranh về giá thì chúng ta tập trung vào thịt lợn Mán, lợn cắp nách…” - TS Chinh nói.
Có thể bạn quan tâm

Theo đại diện Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tổng đàn heo của tỉnh khoảng 261.000 con, trong đó, tập trung nhiều tại 2 huyện Châu Thành, Tân Trụ. Đặc biệt, có 4 huyện nông dân chăn nuôi theo tiêu chuẩn VIETGAP theo chương trình hỗ trợ của dự án Lifsap với 200 hộ tham gia thường xuyên nuôi từ 20.000-22.000 con heo.

Chỉ tay về tuyến kênh thủy lợi dài trên 800m được nạo vét trong năm 2014, ông Nguyễn Văn Thông, Trưởng ấp Mỹ Hiệp, xã Hòa Mỹ, cho biết: “Nơi đây vốn là vùng đất trũng, nhiều phèn, mấy chục năm nay việc canh tác của nông dân gần như phụ thuộc hoàn toàn vào sự lên xuống của con nước. Tuy nhiên, từ khi có tuyến kênh thủy lợi này, nông dân trong ấp rất chủ động trong sản xuất”.

Là một trong những nông sản chủ lực của Hậu Giang, thế nhưng thời gian qua đầu ra của trái khóm còn khá bấp bênh, sản phẩm chủ yếu tiêu thụ ở nội địa. Vì vậy, mỗi khi vào vụ thu hoạch rộ, sản lượng cung cấp cho thị trường rất lớn, khó tiêu thụ, giá cả sụt giảm, khiến cho hiệu quả kinh tế không cao.

Những năm gần đây, do thị trường tiêu thụ khó khăn nên nhiều nhà vườn tại TP.HCM đã chuyển từ trồng mai sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn. Nhưng với Mã Văn Phương (khu phố 7, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức) lại khác, anh quyết bám nghề, và được mệnh danh là “phù thủy” trồng mai ghép.

Từ sự năng động, mạnh dạn cùng quyết tâm làm giàu, vợ chồng anh Nguyễn Công Minh và chị Hà Thị Hải ở thôn Nghĩa Xuân, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên (Bắc Giang) đã xây dựng thành công mô hình trang trại nuôi thủy sản, đem lại doanh thu mỗi năm từ vài trăm triệu đến một tỷ đồng.