Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Việt Nam trước ngưỡng cửa TPP 10 triệu nông dân lao đao

Việt Nam trước ngưỡng cửa TPP 10 triệu nông dân lao đao
Ngày đăng: 04/08/2015

TS Tống Xuân Chinh - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NNPTNT - thậm chí phải thốt lên rằng: “Ngành chăn nuôi sẽ là vật hy sinh cho TPP” tại Hội thảo quốc tế về “Tác động của TPP và AEC lên kinh tế Việt Nam”, do Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách tổ chức ngày 3.8 tại Hà Nội.

Một vài phép so sánh nhỏ cho thấy, giá thịt gà, thịt lợn trong nước hiện đều đắt gấp 2-3 lần so với giá một số nước trên thế giới. Cụ thể, giá thành sản xuất 1kg sữa tươi ở VN là 65 cent USD (khoảng 14.000đ). Trong khi đó tại New Zealand, 1kg sữa tươi chỉ có giá bằng một nửa (khoảng 6.500đ). Giá thành 1kg gà lông trắng của VN lên tới 32.000đ/kg cạnh tranh sao nổi với thịt gà đùi của Mỹ chỉ bán với giá 20.000 đ/kg.

Thịt lợn hơi của VN bán với giá 45-55 nghìn đồng/kg, đắt gấp 3 lần giá thịt lợn hơi bán tại thị trường Chicago (Mỹ) là 85-90 cent/kg (khoảng 15.000đ/kg). Nếu đặt lên bàn cân so sánh, ngành chăn nuôi của VN chẳng có mấy lợi thế khi TPP ký kết.

TS Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) - cho biết: “Chăn nuôi là ngành lớn thứ hai trong nông nghiệp của VN, tuy nhiên nó lại bị coi là ngành kém cạnh tranh, không bền vững và dễ chịu tác động xấu của các hiệp định thương mại tự do”.

Theo TS Thành, những khó khăn của ngành chăn nuôi của VN thể hiện ở 5 điểm chính sau: Thứ nhất, quy mô sản xuất nhỏ không đáng tin cậy và dựa chủ yếu vào chăn nuôi hộ, sử dụng thức ăn thừa làm thức ăn chăn nuôi và không quan tâm nhiều đến các vấn đề dịch bệnh của vật nuôi; Thứ hai, lệ thuộc rất nhiều vào việc nhập khẩu giống và thức ăn; Thứ ba, vấn đề dịch bệnh còn phổ biến dù vẫn nằm trong tầm kiểm soát; Thứ tư, vệ sinh giết mổ và VSATTP còn nhiều hạn chế, đôi khi gây ra ngộ độc thực phẩm. Cuối cùng, tình trạng ô nhiễm môi trường do chăn nuôi vẫn còn phổ biến gây hại cho sức khỏe của người lao động và các hộ gia đình xung quanh khu vực chăn nuôi.

Việc lệ thuộc vào việc nhập khẩu giống, thức ăn khiến giá sản phẩm chăn nuôi của VN rất cao.

Vậy làm thế nào để giảm giá thành, để tăng sức cạnh tranh cho ngành chăn nuôi? Theo TS Tống Xuân Chinh, hiện giá thành sản phẩm chăn nuôi đang bị đội giá ở các khâu trung gian.

Về con giống, VN bị tác động của các khâu trung gian khoảng 6-7%. Thức ăn chăn nuôi bị tác động khoảng 9-10%. Khi bán được con lợn, con gà, khâu trung gian thu mua và chi phối 8-10%. Nếu VN tổ chức sản xuất lại ngành chăn nuôi bằng hình thức HTX, tổ, đội nhóm rồi ký hợp đồng thu mua trực tiếp với DN sẽ giảm giá trên 20%.

Về mặt chính sách, hiện Bộ NNPTNT đã xây dựng nghị định về mô hình HTX nông nghiệp liên kết để tăng sức cạnh tranh.

“Nếu không cạnh tranh được về gà công nghiệp lông trắng thì VN nên tập trung phát triển chăn nuôi gà ta lông màu. Thịt lợn hơi của VN không có lợi thế cạnh tranh về giá thì chúng ta tập trung vào thịt lợn Mán, lợn cắp nách…” - TS Chinh nói.


Có thể bạn quan tâm

Kết Quả Dự Án Phát Triển Chăn Nuôi Lợn Rừng Thái Lan Lai Kết Quả Dự Án Phát Triển Chăn Nuôi Lợn Rừng Thái Lan Lai

Trạm Khuyến nông huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Dự án Khoa học công nghệ cấp tỉnh “Phát triển mô hình chăn nuôi lợn rừng Thái Lan lai quy mô nông hộ” tại huyện Phổ Yên.

02/08/2013
Mô Hình Nuôi Gà Ta Thả Vườn Không Bị Dịch Bệnh Mô Hình Nuôi Gà Ta Thả Vườn Không Bị Dịch Bệnh

Thời gian gần đây, do ảnh hưởng của dịch cúm H5N1, một số hộ chăn nuôi gà phải lâm vào cảnh trắng tay. Thế nhưng, tại ấp Tân Hữu thuộc xã Xuân Thành, huyện Xuân Lộc có mô hình nuôi gà ta theo phương pháp mới của anh Nguyễn Văn Thành vẫn không bị dịch bệnh. Hàng năm, gia đình anh thu nhập trên trăm triệu đồng từ việc bán trứng, bán gà giống và gà thịt.

02/08/2013
Nuôi Tôm Đất - Lãi Không Nhiều Nhưng Ít Rủi Ro Nuôi Tôm Đất - Lãi Không Nhiều Nhưng Ít Rủi Ro

Ông Phạm Văn Tánh, ấp Thanh Nhung I (Phước Trung, Gò Công Đông, Tiền Giang) vừa thu hoạch ao nuôi tôm đất 3.000m2 đầu tiên với lợi nhuận hơn 15 triệu đồng. Do không có nhiều kinh nghiệm nuôi đối với loại tôm này nên hiệu quả mang lại chưa cao, nhưng bước đầu có thể thấy đây là giải pháp thay thế an toàn đối với các ao nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng thâm canh, bán thâm canh bị dịch bệnh.

03/08/2013
Long An Quy Hoạch Vùng Nguyên Liệu Mía Long An Quy Hoạch Vùng Nguyên Liệu Mía

UBND tỉnh Long An vừa phê duyệt Quy hoạch vùng nguyên liệu mía của tỉnh giai đoạn 2011-2020. Mục tiêu đến năm 2020, diện tích mía vùng quy hoạch là 11.000 ha, sản lượng 900.000 tấn mía, chiếm trên 90% sản lượng mía toàn tỉnh.

03/08/2013
Ồ Ạt Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Ồ Ạt Trồng Thanh Long Ruột Đỏ

Gần đây, nhiều nông dân trong tỉnh Đồng Nai chuyển qua trồng thanh long ruột đỏ vì giá bán cao, lời nhiều. Diện tích trồng thanh long ruột đỏ tăng nhanh. Tuy nhiên, đầu ra của loại trái cây này ra sao thì hầu hết người trồng rất mù mờ.

03/08/2013