Việt Nam sẽ vào tốp 10 nhà xuất khẩu lớn thế giới vào năm 2050

Báo cáo xác định 3 làn sóng phát triển của thương mại thế giới với làn sóng đầu tiên từ năm 1865 tới năm 1913, làn sóng thứ hai từ năm 1950 tới năm 2007 và làn sóng thứ ba từ năm 2015 tới 2050.
“Bản đồ thương mại thế giới được xác lập bởi làn sóng toàn cầu hóa thứ ba này có thể sẽ rất khác với bản đồ đang có trong hiện tại, khi mà sự dịch chuyển nhân khẩu và nắm bắt các cơ hội kinh tế - với khoảng 3 tỷ người gia nhập tầng lớp trung lưu vào năm 2050, phần lớn đều xuất phát từ các thị trường mới nổi - sẽ dẫn dắt tới những dịch chuyển quan trọng trong hình thái thương mại thế giới,” báo cáo của HSBC cho biết.
Theo báo cáo, châu Á được kỳ vọng là yếu tố thúc đẩy một thập kỷ tăng trưởng thương mại toàn cầu và khởi đầu cho xuất khẩu thế giới tăng gấp 4 lần, đạt mức 68,5 nghìn tỷ USD vào năm 2050.
Thương mại nội vùng chính là động lực đưa tỷ lệ thương mại của châu Á trong thương mại toàn cầu từ mức 17% hiện tại đạt mức 27% vào năm 2050.
Mức tăng này cũng đánh dấu làn sóng toàn cầu hóa thứ ba với yếu tố chính thúc đẩy là công nghệ mới và sự hội nhập kinh tế gia tăng.
Trong làn sóng thứ ba này, Việt Nam sẽ tăng cường vị thế và trở thành quốc gia xuất khẩu lớn thứ 10 của thế giới vào năm 2050 với xuất khẩu đạt 1.
437 tỷ USD, bên cạnh các quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Mỹ, Đức, Hàn Quốc, Ấn Độ, Mexico, Pháp, Nhật Bản và Singapore.
Trung Quốc sẽ tăng cường vị trí dẫn đầu trong xuất khẩu của thế giới.
Ấn Độ cũng sẽ có nhiều tiềm năng tăng trưởng mạnh.
Báo cáo kỳ vọng tăng trưởng trong xuất khẩu hàng hóa thương mại từ Ấn Độ sẽ đạt trung bình 6% một năm trong giai đoạn 2025–50, so với mức chưa tới 5% một năm của Trung Quốc.
Bản báo cáo cũng xác định bốn làn gió thương mại sẽ thúc đẩy cơ hội cho các nhà lãnh đạo kinh doanh ngày hôm nay và trong tương lai là: Tốc độ phát triển của công nghiệp hóa và sự dịch chuyển sang phục vụ hàng loạt theo nhu cầu; giá vận chuyển và dịch vụ hậu cần giảm; chính sách thương mại ngày càng tự do hóa và sự trỗi dậy của những mô hình kinh doanh linh hoạt.
Đây là lần đầu tiên một báo cáo như thế này được phát hành và kết hợp việc phân tích toàn diện các dữ liệu của các quốc gia chủ chốt tham gia thương mại thế giới với việc tham gia bình luận từ các nhà lãnh đạo kinh tế.
“Trong vòng 35 năm nữa, bốn làn gió thương mại sẽ tiếp tục thúc đẩy sáng tạo và tư duy mới nhằm giúp các công ty phát triển và cạnh tranh trong một thị trường toàn cầu ngày càng biến động và phát triển nhanh,” báo cáo nhận định.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 6/11, lãnh đạo thành phố Cần Thơ đã tiếp và làm việc với đoàn làm việc của tỉnh Nagasaki (Nhật Bản) do ông Kurosaki Isamu, Cục trưởng Cục Xúc tiến các chương trình hợp tác về môi trường, Sở Lao động và Công nghiệp tỉnh Nagasaki làm trưởng đoàn.

Năm 2014, toàn tỉnh Bình Thuận có tổng diện tích mặt nước nuôi tôm nước lợ là 852,5ha. Do nhiều hộ đã thả nuôi 2 vụ nên diện tích thả giống trong năm là 1.300 ha (chưa kể 210,95 ha đã thả giống năm 2013 chuyển sang thu hoạch năm 2014), chủ yếu nuôi tôm thẻ chân trắng (tôm sú chỉ 2,5 ha).

Ông Lịch cho rằng, để giải bài toán cho ngành nông nghiệp không chỉ đặt trách nhiệm riêng cho Bộ NN-PTNT mà cần phải xem xét tính phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành…

Trong số 7 DN tham gia hội chợ tại VN lần này, ngoài một số Cty như Kubota, Maruyama… đã có sản phẩm phân phối tại VN, đa số những DN mới chỉ lần đầu tiên sang VN nên mục tiêu trước mắt sẽ tập trung thăm dò thị trường. Bước đầu, các DN Nhật sẽ chú trọng vào các loại máy canh tác lúa, rau màu và cây ăn quả…

Các hộ gia đình, các công ty TNHH thu mua sẽ được đảm bảo tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng và các chính sách hỗ trợ của Chính phủ (nếu có) một cách thuận tiện và an toàn nhất. Song song đó, giá thành của hạt gạo xuất khẩu sẽ được giảm do tiết kiệm được các chi phí trung gian, góp phần điều tiết giá thị trường lúa gạo theo chủ trương của Chính phủ.