Việt Nam sẽ vào tốp 10 nhà xuất khẩu lớn thế giới vào năm 2050

Báo cáo xác định 3 làn sóng phát triển của thương mại thế giới với làn sóng đầu tiên từ năm 1865 tới năm 1913, làn sóng thứ hai từ năm 1950 tới năm 2007 và làn sóng thứ ba từ năm 2015 tới 2050.
“Bản đồ thương mại thế giới được xác lập bởi làn sóng toàn cầu hóa thứ ba này có thể sẽ rất khác với bản đồ đang có trong hiện tại, khi mà sự dịch chuyển nhân khẩu và nắm bắt các cơ hội kinh tế - với khoảng 3 tỷ người gia nhập tầng lớp trung lưu vào năm 2050, phần lớn đều xuất phát từ các thị trường mới nổi - sẽ dẫn dắt tới những dịch chuyển quan trọng trong hình thái thương mại thế giới,” báo cáo của HSBC cho biết.
Theo báo cáo, châu Á được kỳ vọng là yếu tố thúc đẩy một thập kỷ tăng trưởng thương mại toàn cầu và khởi đầu cho xuất khẩu thế giới tăng gấp 4 lần, đạt mức 68,5 nghìn tỷ USD vào năm 2050.
Thương mại nội vùng chính là động lực đưa tỷ lệ thương mại của châu Á trong thương mại toàn cầu từ mức 17% hiện tại đạt mức 27% vào năm 2050.
Mức tăng này cũng đánh dấu làn sóng toàn cầu hóa thứ ba với yếu tố chính thúc đẩy là công nghệ mới và sự hội nhập kinh tế gia tăng.
Trong làn sóng thứ ba này, Việt Nam sẽ tăng cường vị thế và trở thành quốc gia xuất khẩu lớn thứ 10 của thế giới vào năm 2050 với xuất khẩu đạt 1.
437 tỷ USD, bên cạnh các quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Mỹ, Đức, Hàn Quốc, Ấn Độ, Mexico, Pháp, Nhật Bản và Singapore.
Trung Quốc sẽ tăng cường vị trí dẫn đầu trong xuất khẩu của thế giới.
Ấn Độ cũng sẽ có nhiều tiềm năng tăng trưởng mạnh.
Báo cáo kỳ vọng tăng trưởng trong xuất khẩu hàng hóa thương mại từ Ấn Độ sẽ đạt trung bình 6% một năm trong giai đoạn 2025–50, so với mức chưa tới 5% một năm của Trung Quốc.
Bản báo cáo cũng xác định bốn làn gió thương mại sẽ thúc đẩy cơ hội cho các nhà lãnh đạo kinh doanh ngày hôm nay và trong tương lai là: Tốc độ phát triển của công nghiệp hóa và sự dịch chuyển sang phục vụ hàng loạt theo nhu cầu; giá vận chuyển và dịch vụ hậu cần giảm; chính sách thương mại ngày càng tự do hóa và sự trỗi dậy của những mô hình kinh doanh linh hoạt.
Đây là lần đầu tiên một báo cáo như thế này được phát hành và kết hợp việc phân tích toàn diện các dữ liệu của các quốc gia chủ chốt tham gia thương mại thế giới với việc tham gia bình luận từ các nhà lãnh đạo kinh tế.
“Trong vòng 35 năm nữa, bốn làn gió thương mại sẽ tiếp tục thúc đẩy sáng tạo và tư duy mới nhằm giúp các công ty phát triển và cạnh tranh trong một thị trường toàn cầu ngày càng biến động và phát triển nhanh,” báo cáo nhận định.
Có thể bạn quan tâm

Trước đó, vào tháng 8, Chính phủ Thái cũng đấu thầu cung cấp 167.000 tấn gạo, nhưng số gạo được bán ra chỉ đạt 73.000 tấn, do giá thầu nhận được thấp hơn giá sàn quy định.

LTS: Dù là nước nông nghiệp nhưng mỗi năm Việt Nam phải tốn hàng trăm triệu USD để nhập khẩu hạt giống, con giống. Từ giống heo, gà, bò… đến hạt giống lúa, bí bầu, cà chua… đều phải nhập và phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung từ các công ty nước ngoài tại Việt Nam.

Trưởng trạm Bảo vệ thực vật huyện Phạm Văn Tâm cho rằng, khoai lang tím Nhật năm nay mất giá hơn năm trước do khó khăn xuất khẩu sang Trung Quốc.

Ông Võ Công Khương, chủ một gia trại chuyên nuôi gà lấy trứng ở thôn Vinh Thạnh 1, xã Phước Lộc (huyện Tuy Phước), nhớ lại: “Những năm trước đây, thị trường tiêu thụ gia cầm dẫu có biến động xấu cũng chỉ kéo dài khoảng 2-3 tháng là bình ổn trở lại.

Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục BVTV cho biết, sau khi nhận được thông báo từ phía Mỹ cho phép NK vải và nhãn từ Việt Nam từ tháng 9/2014, Sở NN-PTNT Bắc Giang đã chủ động liên hệ với Cục BVTV nhằm phối hợp triển khai những công việc nhằm đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của Mỹ, mục tiêu là có lô hàng vải thiều XK sang Mỹ trong vụ vải 2015.