Việt Nam Lần Đầu Giải Mã Hoàn Chỉnh Hệ Gen Cây Lúa

Ngày 28/8 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Anh tổ chức Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu giải mã gen một số giống lúa bản địa của Việt Nam với sự tham dự của đông đảo các nhà khoa học, nhà quản lý và các doanh nghiệp.
“Giải mã genome một số giống lúa bản địa của Việt Nam” là Dự án trong khuôn khổ Chương trình hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ giữa Bộ Khoa học và Công nghệ với Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Sự sống và Công nghệ sinh học của Vương quốc Anh.
Bộ Khoa học và Công nghệ đã giao nhiệm vụ nghiên cứu cho Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam. Nhóm các nhà khoa học Việt Nam đến từ các viện nghiên cứu về lúa đã hợp tác với các nhà khoa học của Vương quốc Anh tiến hành giải mã gien 36 giống lúa bản địa của Việt Nam. Dự án được thực hiện trong thời gian 30 tháng, từ tháng 1/2011 đến tháng 6/2013.
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Việt Thanh cho biết, đây là lần đầu tiên Việt Nam giải mã hoàn chỉnh hệ gen đầy đủ của một loại thực vật bậc cao rất quan trọng là cây lúa.
Việc giải mã hoàn chỉnh hệ gen của cây lúa đã mở ra hướng nghiên cứu mới về genome học và ứng dụng tin sinh học để khai thác trình tự genome giúp các viện nghiên cứu, trường đại học và các nhà chọn giống sử dụng trong các nghiên cứu về bảo tổn nguồn gen, xác định chức năng gen cũng như chọn tạo giống có năng suất, chất lượng cao, có khả năng chống chịu các loại sâu bệnh và điều kiện bất lợi sinh học và phi sinh học.
“Thông qua dự án hợp tác này, các nhà khoa học Việt Nam đã tiếp cận với các phương pháp giải mã genome tiên tiến, các thiết bị hiện đại nhất thế giới, từ đó tiến tới chủ động giải trình tự, xây dựng các trình duyệt genome, tạo lập cơ sở dữ liệu genome đầy đủ của các giống lúa Việt Nam,” Thứ trưởng Trần Việt Thanh nhấn mạnh.
Thứ trưởng Trần Việt Thanh cho biết, cùng với Vương quốc Anh, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ hỗ trợ nhóm các nhà khoa học Việt Nam hợp tác với các nhà khoa học của Anh tiếp tục giải mã những giống lúa có các đặc tính quan trọng, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu, chọn tạo giống lúa, tiến tới xây dựng Phòng thí nghiệm quốc gia về phân tích genome cho lúa và các cây trồng khác của Việt Nam.
Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Anh tại Việt Nam Antony Stokes đánh giá cao kết quả hợp tác chương trình về khoa học và công nghệ giữa Việt Nam và Vương quốc Anh mà điển hình là Dự án “Giải mã genome một số giống lúa bản địa của Việt Nam.”
Sự hợp tác hiệu quả giữa hai nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ đã góp phần làm sâu sắc thêm mối quan hệ hợp tác tốt đẹp đã được nhân dân hai nước vun đắp trong suốt chiều dài 40 năm qua.
“Cá nhân tôi rất tự hào vì nước Anh đã có những đóng góp nhỏ bé vào thành công của Dự án. Trong thời gian tới, các nhà khoa học của Vương quốc Anh sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong giai đoạn 2 của Dự án 'Giải mã genome một số giống lúa bản địa của Việt Nam',” Đại sứ Antony Stokes khẳng định.
Phó giáo sư, tiến sỹ Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam cho biết, giai đoạn 2 của Dự án sẽ tiếp tục giải mã bộ gen của 600 giống lúa; khai thác sử dụng dữ liệu đã có, đào tạo nhân lực tiến tới làm chủ hoàn toàn việc giải mã, khai thác, sử dụng công cụ genome trong chọn tạo giống cây trồng…
Có thể bạn quan tâm

Năm 2014, ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) tỉnh Nghệ An được đánh giá thắng lợi với tất cả các chỉ tiêu đều đạt và vượt: Sản lượng nuôi trồng đạt gần 45.500 tấn, diện tích NTTS đạt trên 23.600 tấn, tổng giá trị sản xuất đạt khoảng 1.950 tỷ đồng. để phát huy tiềm năng lợi thế hơn nữa, ngành xác định cần chú trọng hơn nữa khâu sản xuất, kiểm soát con giống.

Gia đình ông Nguyễn Thành Tâm (xã Vĩnh Thạnh Trung, Châu Phú) có 2 héc-ta ao nuôi cá tra. Bình quân mỗi vụ (thời gian nuôi 6 tháng), ông thu hoạch trên 80 tấn cá. Vậy mà đã hơn 10 năm nay, cuộc sống gia đình ông mỗi ngày một đi xuống, nợ nần chồng chất. Tiền mua thức ăn ở cửa hàng trong xã trên 170 triệu đồng, đến nay vẫn chưa thanh toán được.

Nếu như cách đây khoảng 2 tháng, giá cá lóc nuôi ở mức cao khiến người nuôi tại huyện Vị Thủy (Hậu Giang) phấn khởi thì thời điểm hiện tại giá cá lóc thương phẩm được thu mua tại ao chỉ còn 25.000 - 28.000 đồng/kg tùy kích cỡ. Còn giá bán tại các chợ từ 35.000 - 40.000 đồng/kg, thấp hơn 10.000 đồng/kg so với trước đó.

Tôm giống Bình Thuận là sản phẩm lợi thế, trong thời gian qua tình hình sản xuất, tiêu thụ tôm giống tiếp tục có những chuyển biến tiến bộ. Sản lượng tôm giống tăng khá nhanh, năm 2013 đạt 17,5 tỷ post, năm 2014 tăng lên 28 tỷ post, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 28%/năm.

Đó là nhận định của ông Tống Xuân Chinh, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bên lề hội nghị tại TP.HCM ngày hôm nay 13-1-2015 giới thiệu triển lãm quốc tế châu Á về chuyên ngành chăn nuôi, thủy hải sản, chế biến thịt trứng sữa (VIV ASIA 2015) được tổ chức ở Thái Lan vào tháng 3 tới.