Việt Nam Hiện Là Quốc Gia Duy Nhất Xuất Khẩu Thanh Long Sang New Zealand

Ngày 28-5, tại Hà Nội, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam, Ngài Haike Manning và Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Hồng đã ký kết Chương trình đảm bảo chính thức để xuất khẩu trái thanh long của Việt Nam sang New Zealand.
“Chương trình đảm bảo chính thức” quy định các thủ tục và hoạt động trước xuất khẩu để đảm bảo những trái thanh long của Việt Nam khi nhập khẩu vào New Zealand đạt các yêu cầu an toàn sinh học và sức khỏe.
Phát biểu trong lễ ký kết, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam, Ngài Haike Manning nói: Tôi rất vui mừng chia sẻ với các bạn, Việt Nam hiện là quốc gia đầu tiên và duy nhất được cấp phép xuất khẩu thanh long sang New Zealand vì chúng tôi hiện không nhập khẩu quả thanh long từ các quốc gia khác. Tôi rất mong những lô hàng nhập khẩu thanh long từ Việt Nam sẽ sớm cập cảng New Zealand để người tiêu dùng có thể bắt đầu được thưởng thức loại quả miền nhiệt đới thơm ngon này.
Trước đó, năm 2011, quả xoài của Việt Nam đã được cấp phép để xuất khẩu sang New Zealand và hiện các nhà chức trách New Zealand đang xem xét việc cho phép nhập khẩu quả chôm chôm.
Dự án phát triển giống cây hoa quả mới chất lượng cao, được tài trợ bởi Chương trình Viện trợ New Zealand, đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển cho ngành trồng thanh long của Việt Nam. Các chuyên gia nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Cây trồng và Thực phẩm New Zealand và Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Việt Nam đã tìm ra phương pháp hạn chế bệnh đốm trắng trên quả thanh long, căn bệnh phổ biến ở nhiều nước châu Á.
Các phương pháp này sẽ được áp dụng trên toàn Việt Nam. Một thành tựu khác ngoài mong đợi là Dự án đã giúp bảo vệ pháp lý cho giống thanh long đặc biệt (LD5) và chuyển nhượng quyền sử dụng giống cho một trang trại thương mại là thành công bước đầu ngoài sự mong đợi. Đây là lần đầu tiên một giống cây trồng của Việt Nam đã được bảo vệ pháp lý, và chứng tỏ với thị trường rằng những giống cây được bảo vệ sẽ đạt chất lượng sản phẩm cao.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ vào đám ruộng giống VN121 trĩu hạt đang được máy gặt đập liên hợp xử lý, bà Huỳnh Thị B., ngụ thôn Xuân Đình, xã Hành Thịnh (Nghĩa Hành) bực mình bảo: “Lúa chín, sợ đổ ngã nên tôi kêu máy ông này “cộp” cho đỡ tốn công.

Việt Nam đưa ra mức giá là 460 đô la Mỹ/tấn, mức thấp nhất trong các nước dự thầu nhưng không trúng thầu vì giá trần Philippines đưa ra thấp hơn.

Ngày 27/8, ông Lê Khắc Ghi - phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang - cho biết dù xuất khẩu gạo chậm lại, giá trị xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp trên địa bàn đến nay chỉ đạt 188,977 triệu USD, giảm tới 31,84% so với cùng kỳ 2013.

Thời gian gần đây, nhiều nông dân trồng tiêu ở Đông Nam bộ chưa kịp vui bởi giá tiêu tăng cao mức kỷ lục khoảng 200.000 đồng/kg, lại đứng ngồi không yên trước tình trạng dịch chết nhanh ở cây tiêu lan rộng.

Các mức giá trả đều cao hơn ngân sách cho phép là 456,60 USD/tấn, việc đấu thầu sẽ được mở lại vào một phiên khác. Trong số các nhà xuất khẩu tham gia bỏ thầu có Vinafood 1 và Vinafood 2.