Việt Nam Hiện Là Quốc Gia Duy Nhất Xuất Khẩu Thanh Long Sang New Zealand

Ngày 28-5, tại Hà Nội, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam, Ngài Haike Manning và Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Hồng đã ký kết Chương trình đảm bảo chính thức để xuất khẩu trái thanh long của Việt Nam sang New Zealand.
“Chương trình đảm bảo chính thức” quy định các thủ tục và hoạt động trước xuất khẩu để đảm bảo những trái thanh long của Việt Nam khi nhập khẩu vào New Zealand đạt các yêu cầu an toàn sinh học và sức khỏe.
Phát biểu trong lễ ký kết, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam, Ngài Haike Manning nói: Tôi rất vui mừng chia sẻ với các bạn, Việt Nam hiện là quốc gia đầu tiên và duy nhất được cấp phép xuất khẩu thanh long sang New Zealand vì chúng tôi hiện không nhập khẩu quả thanh long từ các quốc gia khác. Tôi rất mong những lô hàng nhập khẩu thanh long từ Việt Nam sẽ sớm cập cảng New Zealand để người tiêu dùng có thể bắt đầu được thưởng thức loại quả miền nhiệt đới thơm ngon này.
Trước đó, năm 2011, quả xoài của Việt Nam đã được cấp phép để xuất khẩu sang New Zealand và hiện các nhà chức trách New Zealand đang xem xét việc cho phép nhập khẩu quả chôm chôm.
Dự án phát triển giống cây hoa quả mới chất lượng cao, được tài trợ bởi Chương trình Viện trợ New Zealand, đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển cho ngành trồng thanh long của Việt Nam. Các chuyên gia nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Cây trồng và Thực phẩm New Zealand và Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Việt Nam đã tìm ra phương pháp hạn chế bệnh đốm trắng trên quả thanh long, căn bệnh phổ biến ở nhiều nước châu Á.
Các phương pháp này sẽ được áp dụng trên toàn Việt Nam. Một thành tựu khác ngoài mong đợi là Dự án đã giúp bảo vệ pháp lý cho giống thanh long đặc biệt (LD5) và chuyển nhượng quyền sử dụng giống cho một trang trại thương mại là thành công bước đầu ngoài sự mong đợi. Đây là lần đầu tiên một giống cây trồng của Việt Nam đã được bảo vệ pháp lý, và chứng tỏ với thị trường rằng những giống cây được bảo vệ sẽ đạt chất lượng sản phẩm cao.
Có thể bạn quan tâm

Hộ trồng mía khi ký hợp đồng cung cấp mía nguyên liệu cho công ty sẽ được nhiều hỗ trợ ngay từ đầu vụ về giống, phân bón, vốn…

Ngày 16/12, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) và đại diện 13 sở NNPTNT các tỉnh ĐBSCL đã ký biên bản ghi nhớ về việc liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa, gạo trên cánh đồng mẫu lớn.

Với những biện pháp kết nối tiêu thụ từ cơ quan quản lý, rau an toàn (trồng theo tiêu chuẩn VietGap) của các hợp tác xã ở TP HCM đang được người tiêu dùng đón nhận nhiều hơn, đầu ra cũng dần ổn định.

Mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trên đất lúa đặc biệt đối với địa hình trũng, năng suất lúa thấp, thu nhập nông hộ không ổn định được khắc phục bằng cách đưa nuôi trồng thủy sản vào cơ cấu mùa vụ theo hướng luân canh hoặc xen canh lúa + cá.

Vụ lúa đông xuân (ĐX) chín sớm ở các tỉnh vùng ven biển ĐBSCL đang bắt đầu. Lúa gạo hàng hóa xuất khẩu không còn nhiều, giá cả giao dịch ở mức khá cao. Tuy nhiên, vào lúc này đồng lúa ở bên kia biên giới Campuchia vào mùa thu hoạch, một số thương lái có thêm nguồn hàng kinh doanh.