Việt Nam Hiện Là Quốc Gia Duy Nhất Xuất Khẩu Thanh Long Sang New Zealand

Ngày 28-5, tại Hà Nội, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam, Ngài Haike Manning và Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Hồng đã ký kết Chương trình đảm bảo chính thức để xuất khẩu trái thanh long của Việt Nam sang New Zealand.
“Chương trình đảm bảo chính thức” quy định các thủ tục và hoạt động trước xuất khẩu để đảm bảo những trái thanh long của Việt Nam khi nhập khẩu vào New Zealand đạt các yêu cầu an toàn sinh học và sức khỏe.
Phát biểu trong lễ ký kết, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam, Ngài Haike Manning nói: Tôi rất vui mừng chia sẻ với các bạn, Việt Nam hiện là quốc gia đầu tiên và duy nhất được cấp phép xuất khẩu thanh long sang New Zealand vì chúng tôi hiện không nhập khẩu quả thanh long từ các quốc gia khác. Tôi rất mong những lô hàng nhập khẩu thanh long từ Việt Nam sẽ sớm cập cảng New Zealand để người tiêu dùng có thể bắt đầu được thưởng thức loại quả miền nhiệt đới thơm ngon này.
Trước đó, năm 2011, quả xoài của Việt Nam đã được cấp phép để xuất khẩu sang New Zealand và hiện các nhà chức trách New Zealand đang xem xét việc cho phép nhập khẩu quả chôm chôm.
Dự án phát triển giống cây hoa quả mới chất lượng cao, được tài trợ bởi Chương trình Viện trợ New Zealand, đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển cho ngành trồng thanh long của Việt Nam. Các chuyên gia nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Cây trồng và Thực phẩm New Zealand và Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Việt Nam đã tìm ra phương pháp hạn chế bệnh đốm trắng trên quả thanh long, căn bệnh phổ biến ở nhiều nước châu Á.
Các phương pháp này sẽ được áp dụng trên toàn Việt Nam. Một thành tựu khác ngoài mong đợi là Dự án đã giúp bảo vệ pháp lý cho giống thanh long đặc biệt (LD5) và chuyển nhượng quyền sử dụng giống cho một trang trại thương mại là thành công bước đầu ngoài sự mong đợi. Đây là lần đầu tiên một giống cây trồng của Việt Nam đã được bảo vệ pháp lý, và chứng tỏ với thị trường rằng những giống cây được bảo vệ sẽ đạt chất lượng sản phẩm cao.
Có thể bạn quan tâm

“Ở vùng núi này, tập hợp nông dân (ND) khá dễ dàng. Bởi chi hội luôn xoáy vào những điều bà con cần và thích.”-ông Phan Ngọc Hưng dí dỏm nói về “nghề” làm chi hội trưởng ND của mình.

Theo chỉ dẫn của ông Hà Ngọc Phiến – Bí thư Đảng ủy xã Đông Cửu, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ), chúng tôi tìm đến khu tái định cư (TĐC) bản Hạ Thành.

Hiện nay, nông dân các huyện đầu nguồn Hồng Ngự, thị xã Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông và Thanh Bình (tỉnh Đồng Tháp) đang chủ động xuống giống, chăm sóc vụ rau màu phục vụ tết.

Hơn 100 năm nay, chiếc bánh tráng đã nuôi sống hàng trăm hộ dân làng Tân An (xã Quảng Thanh, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình). Nghề được truyền đời từ ông qua cháu, từ mẹ sang con...

Với sự hỗ trợ của Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) và Nestlé trong Dự án Nescafé Plan, đã có hơn 21.000 nông dân trồng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên đạt chứng nhận bền vững (theo bộ quy tắc 4C) trong 5 năm qua.