Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Việt Nam đứng thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu cà phê tại Hoa Kỳ

Việt Nam đứng thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu cà phê tại Hoa Kỳ
Ngày đăng: 19/09/2015

Và Việt Nam, đang là quốc gia lớn thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu cà phê tại nước này, sau Brazil và Colombia.

Từ năm 2010 đến nay, nhu cầu tiêu thụ cà phê tại Hoa Kỳ tăng trưởng không ổn định (khoảng 1%/năm) ngoại trừ năm 2011 là năm kim ngạch nhập khẩu cao nhất cả giai đoạn (tương ứng 7,65 tỷ USD).

Năm 2014, kim ngạch nhập khẩu cà phê của Hoa Kỳ đạt 5,88 tỷ USD, tăng 10,48% so với năm 2013, với các thị trường nhập khẩu chính như Brazil, Colombia, Việt Nam, Canada, Guatemala.

Đặc biệt, năm 2014, trong 10 thị trường xuất khẩu chính, Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu với 225,52 nghìn tấn, ứng với 498,63 triệu USD, tăng 5% so với năm 2013.

Tăng trưởng 6% cả giai đoạn 2010 -2014 cho thấy nhiều cơ hội cho xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong thời gian tới.

Tính đến hết quý II năm 2015, kim ngạch này đạt 119,85 triệu USD, tuy tăng 14,56% so với quý I năm 2015, song giảm 33,12% so với quý II năm 2014, do kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng cà phê bị giảm mạnh.

Các mặt hàng cà phê xuất khẩu chính sang Hoa Kỳ gồm: cà phê chưa rang, chưa khử chất cafein (mã HS 090111), cà phê chưa rang, đã khử chất cafein (mã HS 090112), cà phê rang, chưa khử chất cafein (mã HS 090121), vỏ quả và vỏ lụa cà phê (mã HS 090190).

Mặt hàng cà phê chưa rang, chưa khử chất cafein (mã HS 090111) là mặt hàng mà Hoa Kỳ nhập nhiều nhất trong số các mặt hàng cà phê tính đến hết quý II năm 2015, và Việt Nam đang đứng thứ 4 với 7,2% thị phần, sau Brazil, Colombia, Guatemala.

Đứng thứ 2 là mặt hàng cà phê chưa rang, chưa khử chất cafein (mã HS 090112), với kim ngạch 12,33 triệu USD, giảm 21,27% so với quý II năm 2014. Đối thủ cạnh tranh của Việt Nam đối với mặt hàng này là Đức (20% thị phần), Brazil (18,3% thị phần), Colobia (14,6%).

Mặt hàng cà phê rang, chưa khử chất cafein tuy chiếm thứ 3 về kim ngạch, nhưng là mặt hàng tăng trưởng duy nhất ở quý II năm 2015, với 1,39 triệu USD, tăng 1,60% so với cùng kỳ năm ngoái. 


Có thể bạn quan tâm

Lợi Ích Của Mô Hình Trồng Lúa GroMore Lợi Ích Của Mô Hình Trồng Lúa GroMore

Lần đầu tiên Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Yên phối hợp với Công ty Syngenta tổ chức trồng lúa theo mô hình GroMore (giải pháp tích hợp cây lúa giúp cải thiện năng suất và thu nhập cho người nông dân). Mô hình này bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế.

21/09/2013
Ngư Dân Không Mặn Mà Với Thiết Bị Kết Nối Vệ Tinh Cho Tàu Cá Ngư Dân Không Mặn Mà Với Thiết Bị Kết Nối Vệ Tinh Cho Tàu Cá

Hệ thống quan sát tàu cá, vùng đánh bắt và nguồn lợi thủy sản bằng công nghệ vệ tinh Movimar được xem là thiết bị liên lạc hiện đại nhất hỗ trợ tàu cá hành nghề trên biển. Tuy nhiên, sau một thời gian đi vào sử dụng, ngư dân không mấy mặn mà vì cho rằng nó không phát huy tác dụng như mong đợi.

23/09/2013
Nuôi Sò Lãi Chắc Nuôi Sò Lãi Chắc

Sau nhiều vụ thả nuôi sò trên đầm Thủy Triều, nhiều ngư dân ở tổ dân phố Hoà Dò 4, phường Cam Phúc Bắc, TP Cam Ranh (Khánh Hòa) thắng lớn. Dẫn chúng tôi tham quan mô hình nuôi sò, ngư dân Lê Văn Hoàng cho biết: “Mặc dù bà con nơi đây không được chuyển giao kỹ thuật nuôi thả sò, nhưng cứ mày mò, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau nên vụ nào cũng lãi”.

23/09/2013
Nuôi Tôm, Cá Bằng Thức Ăn Tự Nhiên Nuôi Tôm, Cá Bằng Thức Ăn Tự Nhiên

Sử dụng thức ăn trong nuôi trồng thủy sản ít nhiều ảnh hưởng đến môi trường nước vùng đầm phá. Ở Chi hội nghề cá Cồn Hạc Châu (thị trấn Thuận An, Phú Vang, Thừa Thiên Huế) bà con ngư dân nuôi tôm, cá sử dụng thức ăn tự nhiên góp phần làm sạch môi trường nước.

24/09/2013
Tìm Cách Giúp Người Nuôi Cá Tra Thoát Lỗ Tìm Cách Giúp Người Nuôi Cá Tra Thoát Lỗ

Đại diện cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người nuôi cá tra đều đồng tinh rằng việc nuôi theo hợp đồng với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra là cách bảo đảm cho người nuôi có lãi, hạn chế rủi ro khi nguồn nguyên liệu dư thừa hay thiếu hụt đẩy người nuôi cá nhỏ lẻ vào cảnh khó khăn.

24/09/2013