Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Việt Nam đứng thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu cà phê tại Hoa Kỳ

Việt Nam đứng thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu cà phê tại Hoa Kỳ
Ngày đăng: 19/09/2015

Và Việt Nam, đang là quốc gia lớn thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu cà phê tại nước này, sau Brazil và Colombia.

Từ năm 2010 đến nay, nhu cầu tiêu thụ cà phê tại Hoa Kỳ tăng trưởng không ổn định (khoảng 1%/năm) ngoại trừ năm 2011 là năm kim ngạch nhập khẩu cao nhất cả giai đoạn (tương ứng 7,65 tỷ USD).

Năm 2014, kim ngạch nhập khẩu cà phê của Hoa Kỳ đạt 5,88 tỷ USD, tăng 10,48% so với năm 2013, với các thị trường nhập khẩu chính như Brazil, Colombia, Việt Nam, Canada, Guatemala.

Đặc biệt, năm 2014, trong 10 thị trường xuất khẩu chính, Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu với 225,52 nghìn tấn, ứng với 498,63 triệu USD, tăng 5% so với năm 2013.

Tăng trưởng 6% cả giai đoạn 2010 -2014 cho thấy nhiều cơ hội cho xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong thời gian tới.

Tính đến hết quý II năm 2015, kim ngạch này đạt 119,85 triệu USD, tuy tăng 14,56% so với quý I năm 2015, song giảm 33,12% so với quý II năm 2014, do kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng cà phê bị giảm mạnh.

Các mặt hàng cà phê xuất khẩu chính sang Hoa Kỳ gồm: cà phê chưa rang, chưa khử chất cafein (mã HS 090111), cà phê chưa rang, đã khử chất cafein (mã HS 090112), cà phê rang, chưa khử chất cafein (mã HS 090121), vỏ quả và vỏ lụa cà phê (mã HS 090190).

Mặt hàng cà phê chưa rang, chưa khử chất cafein (mã HS 090111) là mặt hàng mà Hoa Kỳ nhập nhiều nhất trong số các mặt hàng cà phê tính đến hết quý II năm 2015, và Việt Nam đang đứng thứ 4 với 7,2% thị phần, sau Brazil, Colombia, Guatemala.

Đứng thứ 2 là mặt hàng cà phê chưa rang, chưa khử chất cafein (mã HS 090112), với kim ngạch 12,33 triệu USD, giảm 21,27% so với quý II năm 2014. Đối thủ cạnh tranh của Việt Nam đối với mặt hàng này là Đức (20% thị phần), Brazil (18,3% thị phần), Colobia (14,6%).

Mặt hàng cà phê rang, chưa khử chất cafein tuy chiếm thứ 3 về kim ngạch, nhưng là mặt hàng tăng trưởng duy nhất ở quý II năm 2015, với 1,39 triệu USD, tăng 1,60% so với cùng kỳ năm ngoái. 


Có thể bạn quan tâm

Lịch điều tiết nước tháng 5 phục vụ lúa hè thu và nuôi tôm Lịch điều tiết nước tháng 5 phục vụ lúa hè thu và nuôi tôm

Ban chỉ đạo điều tiết nước tỉnh Bạc Liêu vừa thông báo lịch điều tiết nước 15 ngày đầu tháng 5. Việc mở, đóng cống ở vùng mặn và vùng ngọt nhằm trữ nước ngọt phục vụ sản xuất lúa hè thu, bảo đảm nước mặn cho vùng nuôi tôm phía Bắc Quốc lộ 1A.

02/05/2015
Huyện Tuy An (Phú Yên) có hơn 60 ha tôm nuôi bị bệnh và mất trắng Huyện Tuy An (Phú Yên) có hơn 60 ha tôm nuôi bị bệnh và mất trắng

Hộ nuôi tôm ở huyện Tuy An (Phú Yên) gặp nhiều khó khăn khi tôm nuôi bị dịch bệnh trên diện rộng. Các cơ quan chuyên môn ở huyện Tuy An cho biết, tình trạng dịch bệnh xảy ra gây hại trên tôm nuôi vụ I/2015 ở địa phương này đã và đang diễn biến khá phức tạp.

02/05/2015
Thời tiết thuận lợi, ngư dân được mùa thủy sản Thời tiết thuận lợi, ngư dân được mùa thủy sản

Hiện sản lượng đánh bắt thủy sản của Quảng Ngãi đã lên tới 4.000-5.000 tấn, đạt được khoảng 40% kế hoạch đánh bắt cả năm. Thời điểm này, những đoàn tàu đánh cá xa bờ của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi trở về sau hàng tháng trời khai thác trên biển khơi. Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, thời tiết tương đối thuận lợi nên bà con ngư dân đánh bắt được nhiều loại thủy sản, giá bán cao.

02/05/2015
Cấm nghề cào Banh lông Cấm nghề cào Banh lông

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận tại Công văn số 781/SNN-TS ngày 14/4/2015 về việc đề nghị cấm nghề cào Banh lông trên địa bàn tỉnh; Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến như sau:

02/05/2015
Bí thư tỉnh ủy quyết nuôi bò Bí thư tỉnh ủy quyết nuôi bò

Không tham vọng xây dựng trang trại bò cả trăm nghìn con như của Hoàng Anh Gia Lai hay Vinamilk, Bí thư Hà Nam cho biết mỗi hộ nuôi bò của tỉnh sẽ là một doanh nghiệp sở hữu khoảng 50 con trong mỗi “biệt thự”.

02/05/2015