Việt Nam đứng thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu cà phê tại Hoa Kỳ

Và Việt Nam, đang là quốc gia lớn thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu cà phê tại nước này, sau Brazil và Colombia.
Từ năm 2010 đến nay, nhu cầu tiêu thụ cà phê tại Hoa Kỳ tăng trưởng không ổn định (khoảng 1%/năm) ngoại trừ năm 2011 là năm kim ngạch nhập khẩu cao nhất cả giai đoạn (tương ứng 7,65 tỷ USD).
Năm 2014, kim ngạch nhập khẩu cà phê của Hoa Kỳ đạt 5,88 tỷ USD, tăng 10,48% so với năm 2013, với các thị trường nhập khẩu chính như Brazil, Colombia, Việt Nam, Canada, Guatemala.
Đặc biệt, năm 2014, trong 10 thị trường xuất khẩu chính, Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu với 225,52 nghìn tấn, ứng với 498,63 triệu USD, tăng 5% so với năm 2013.
Tăng trưởng 6% cả giai đoạn 2010 -2014 cho thấy nhiều cơ hội cho xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong thời gian tới.
Tính đến hết quý II năm 2015, kim ngạch này đạt 119,85 triệu USD, tuy tăng 14,56% so với quý I năm 2015, song giảm 33,12% so với quý II năm 2014, do kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng cà phê bị giảm mạnh.
Các mặt hàng cà phê xuất khẩu chính sang Hoa Kỳ gồm: cà phê chưa rang, chưa khử chất cafein (mã HS 090111), cà phê chưa rang, đã khử chất cafein (mã HS 090112), cà phê rang, chưa khử chất cafein (mã HS 090121), vỏ quả và vỏ lụa cà phê (mã HS 090190).
Mặt hàng cà phê chưa rang, chưa khử chất cafein (mã HS 090111) là mặt hàng mà Hoa Kỳ nhập nhiều nhất trong số các mặt hàng cà phê tính đến hết quý II năm 2015, và Việt Nam đang đứng thứ 4 với 7,2% thị phần, sau Brazil, Colombia, Guatemala.
Đứng thứ 2 là mặt hàng cà phê chưa rang, chưa khử chất cafein (mã HS 090112), với kim ngạch 12,33 triệu USD, giảm 21,27% so với quý II năm 2014. Đối thủ cạnh tranh của Việt Nam đối với mặt hàng này là Đức (20% thị phần), Brazil (18,3% thị phần), Colobia (14,6%).
Mặt hàng cà phê rang, chưa khử chất cafein tuy chiếm thứ 3 về kim ngạch, nhưng là mặt hàng tăng trưởng duy nhất ở quý II năm 2015, với 1,39 triệu USD, tăng 1,60% so với cùng kỳ năm ngoái.
Có thể bạn quan tâm

Vài năm trở lại đây, mô hình nuôi động vật hoang dã trên địa bàn Tây Ninh phát triển khá mạnh, trong đó cá sấu đang được nhiều bà con chọn nuôi vì đây là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong khi thủy sản xuất khẩu phải đáp ứng các rào cản khắt khe về an toàn vệ sinh thì thủy sản tiêu thụ trong nước lại gần như không bị ràng buộc rào cản nào.

Theo ông Phan Minh Báu, Giám đốc Ban Quản lý Dự án Lifsap Đồng Nai, trong năm 2014, ban quản lý sẽ phối hợp với các ban, ngành liên quan lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá cấp chứng nhận VietGAP cho khoảng 500 hộ áp dụng quy trình GAHP (quy trình thực hành chăn nuôi tốt) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Hiện nay, huyện Ngã Năm (Sóc Trăng) đã thu hoạch gần 70% diện tích lúa đông xuân; theo đó, đàn vịt của địa phương chạy đồng nơi khác cũng trở về khá đông, chính quyền và ngành chức năng đang tiến hành kiểm soát chặt chẽ số đàn vịt trên địa bàn

Ông Hồ Văn Ngọ, ở thôn Hoài Nhơn (xã Phước Hậu, Ninh Phước - Ninh Thuận) được người dân trong xã nhắc tới bằng cái tên “vua vịt” bởi mỗi năm, ông thu về hàng trăm triệu đồng nhờ mô hình nuôi vịt khép kín: Nuôi vịt đẻ lấy trứng, ấp trứng, bán vịt con...