Việt Nam đứng thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu cà phê tại Hoa Kỳ

Và Việt Nam, đang là quốc gia lớn thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu cà phê tại nước này, sau Brazil và Colombia.
Từ năm 2010 đến nay, nhu cầu tiêu thụ cà phê tại Hoa Kỳ tăng trưởng không ổn định (khoảng 1%/năm) ngoại trừ năm 2011 là năm kim ngạch nhập khẩu cao nhất cả giai đoạn (tương ứng 7,65 tỷ USD).
Năm 2014, kim ngạch nhập khẩu cà phê của Hoa Kỳ đạt 5,88 tỷ USD, tăng 10,48% so với năm 2013, với các thị trường nhập khẩu chính như Brazil, Colombia, Việt Nam, Canada, Guatemala.
Đặc biệt, năm 2014, trong 10 thị trường xuất khẩu chính, Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu với 225,52 nghìn tấn, ứng với 498,63 triệu USD, tăng 5% so với năm 2013.
Tăng trưởng 6% cả giai đoạn 2010 -2014 cho thấy nhiều cơ hội cho xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong thời gian tới.
Tính đến hết quý II năm 2015, kim ngạch này đạt 119,85 triệu USD, tuy tăng 14,56% so với quý I năm 2015, song giảm 33,12% so với quý II năm 2014, do kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng cà phê bị giảm mạnh.
Các mặt hàng cà phê xuất khẩu chính sang Hoa Kỳ gồm: cà phê chưa rang, chưa khử chất cafein (mã HS 090111), cà phê chưa rang, đã khử chất cafein (mã HS 090112), cà phê rang, chưa khử chất cafein (mã HS 090121), vỏ quả và vỏ lụa cà phê (mã HS 090190).
Mặt hàng cà phê chưa rang, chưa khử chất cafein (mã HS 090111) là mặt hàng mà Hoa Kỳ nhập nhiều nhất trong số các mặt hàng cà phê tính đến hết quý II năm 2015, và Việt Nam đang đứng thứ 4 với 7,2% thị phần, sau Brazil, Colombia, Guatemala.
Đứng thứ 2 là mặt hàng cà phê chưa rang, chưa khử chất cafein (mã HS 090112), với kim ngạch 12,33 triệu USD, giảm 21,27% so với quý II năm 2014. Đối thủ cạnh tranh của Việt Nam đối với mặt hàng này là Đức (20% thị phần), Brazil (18,3% thị phần), Colobia (14,6%).
Mặt hàng cà phê rang, chưa khử chất cafein tuy chiếm thứ 3 về kim ngạch, nhưng là mặt hàng tăng trưởng duy nhất ở quý II năm 2015, với 1,39 triệu USD, tăng 1,60% so với cùng kỳ năm ngoái.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, diện tích thanh long ở Bình Thuận liên tục phát triển. Mới qua mấy tháng đầu năm 2014 đã có nhiều diện tích đất lúa 2 - 3 vụ ở các huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình… bị nông dân tự “quy hoạch” để trồng thanh long.

Đến nay, dù Viện chưa có kết luận về hiệu quả và có nên nhân rộng hay không nhưng vườn bưởi trồng thực nghiệm cây trái sum suê, xanh tốt, có chất lượng, được thương lái thu mua đánh giá khá cao. Người dân trong vùng cũng bắt đầu trồng bưởi da xanh xen trong vườn dừa.

Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Ngọc Động (Quảng Uyên) tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân phát huy hiệu quả nguồn lực, khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh địa phương, đưa các cây trồng có giá trị kinh tế, năng suất, sản lượng cao vào sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, hướng tới giảm nghèo bền vững.

Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các địa phương trên địa bàn tỉnh tập trung cải tạo sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi, cơ bản đủ năng lực phòng, chống thiên tai, đáp ứng yêu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất của nông dân. Xây dựng nhiều trạm bơm đảm bảo tưới tiêu chủ động.

Ngành nông nghiệp đang mất dần sự bảo hộ và hướng đến cạnh tranh trên sân chơi bình đẳng. Từ doanh nghiệp (DN) đến nông dân đang phải nghĩ đến việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.