Việt Nam đề nghị Trung Quốc tăng nhập khẩu gạo

Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam, đặc biệt là gạo.
Thông tin trên được nêu trong thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao nhân chuyến tham dự Diễn đàn hợp tác kinh tế thương mại Việt - Trung của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tổ chức ngày 17/9 tại Bắc Kinh.
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi, bình đẳng để doanh nghiệp Trung Quốc kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam.
Ông cũng đề nghị các doanh nghiệp nước này tăng cường nhập khẩu các mặt hàng mà Việt Nam có ưu thế như nông, lâm, thủy sản, nhất là gạo; mở rộng hơn nữa hợp tác đầu tư với các dự án có hàm lượng công nghệ cao, thân thiện với mới trường.
Phó chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc, ông Vương Gia Thụy nhấn mạnh hai nước đều có ưu thế riêng, trong tình hình mới, Việt Nam - Trung Quốc cần nắm bắt thời cơ, thúc đẩy hợp tác cùng có lợi, nhất là tăng cường kết nối chiến lược phát triển, đi sâu hợp tác kinh tế thương mại, thúc đẩy hợp tác về năng lực sản xuất, mở rộng hợp tác giữa các địa phương hai nước.
Hiện Trung Quốc chiếm khoảng 35% thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 8 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo sang quốc gia này giảm 6,5% về lượng và giảm 11% kim ngạch do Trung Quốc giảm nhập khẩu.
Hiện quốc gia này cũng đang kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu gạo theo đường tiểu ngạch, tăng cường nhập khẩu chính ngạch từ các nguồn cung với giá thấp của Ấn Độ, Pakistan, Myanmar khiến gạo Việt Nam gặp khó khăn.
Có thể bạn quan tâm

Trong những ngày qua, hàng trăm nhà vườn ở huyện Trảng Bom (Đồng Nai) than trời vì giá chôm chôm rẻ như bèo, chưa đến 4 ngàn đồng/kg. Người dân đang rất lao đao vì không tìm được đầu ra cho mặt hàng này.

Ông Đỗ Quang Tùng, Giám đốc Cơ quan quản lý Công ước về buôn bán quốc tế các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) Việt Nam khẳng định, cả cơ quan ông cũng như CITES tại Trung Quốc chưa cấp bất cứ giấy phép nào để có thể giao dịch thương mại cá tầm giữa 2 nước.

Nhằm đa dạng hóa các loại vật nuôi, năm 2012, Trạm Khuyến nông huyện Krông Pa (Gia Lai) triển khai mô hình nuôi kỳ đà thương phẩm hộ gia đình tại thị trấn Phú Túc. Mô hình được triển khai tại 3 hộ gia đình, với tổng kinh phí gần 292 triệu đồng, trong đó Nhà nước đầu tư 170 triệu đồng, vốn nông dân đối ứng gần 122 triệu đồng.

Trước những khó khăn của ngành chăn nuôi cả nước, sáng 28/5, tại Cao Bằng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị đánh giá thực trạng ngành chăn nuôi và định hướng, giải pháp phát triển chăn nuôi giai đoạn 2013 - 2015 các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc.

Hiện nay, nông dân các xã: Mỹ An, Đốc Binh Kiều, Mỹ Hòa của huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) bắt đầu thu hoạch lúa hè thu sớm.