Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Việt Nam Đang Có Cơ Hội Lớn Bán Gạo Cho Philippines

Việt Nam Đang Có Cơ Hội Lớn Bán Gạo Cho Philippines
Ngày đăng: 15/07/2014

Sau chuyến công tác tại Philippines tìm hiểu sâu về thị trường lúa gạo, GS.TS. Võ Tòng Xuân cho biết, hiện giá gạo trong tháng 6 ở Philippines đã tăng thêm 2-3 peso/ngày (1USD bằng 40 peso) và hiện nay, giá gạo 25% tấm đạt 27 peso (mức giá gạo do nhà nước bán ra), còn gạo của tư nhân nhập cảng thì thường bán với giá 37- 40 peso.

Các tờ báo tại Philippines đều khẳng định, giá gạo đang đạt mức cao nhất trong vòng 20 năm qua tại quốc gia này. Tại các địa bàn như NuJon - nơi sản xuất nhiều gạo nhất của Philippines cũng rơi vào cảnh thiếu gạo. Chính phủ nước này đã ra thông báo trấn an có đủ gạo cho người dân từ nay tới tháng 9, sau đó sẽ tiếp tục có gạo của Việt Nam, vì hiện nay Việt Nam chưa xuất đủ lượng gạo theo hợp đồng.

Theo thống kê năm 2013, Philippines có 90 triệu dân thì có tới 68 triệu người có thu nhập thấp, chỉ đạt dưới 2 USD/người/ngày. Do đó, Chính phủ Philippines luôn cần một lượng lớn gạo giá rẻ để cung cấp cho dân nghèo.

GS.TS. Võ Tòng Xuân nhận định, Philippines sẽ phải tiếp tục nhập thêm gạo và đây chính là cơ hội cho Việt Nam. Ngoài ra, Philippines là nước thường xuyên xảy ra thiên tai, lũ lụt, trước đây Chính phủ nước này cũng không quan tâm đầu tư bài bản cho thủy lợi, ít hỗ trợ cho người trồng lúa, vì vậy trình độ thâm canh của nông dân nước này cũng thấp hơn Việt Nam. Chính vì thế mà Philippines luôn bị thiếu lương thực.

Tuy nhiên, GS.TS. Võ Tòng Xuân cũng khuyến cáo, Việt Nam đã có bài học là vừa qua, mặc dù thị trường Philippines thiếu gạo, nhưng nước này lại chia nhỏ các hợp đồng để có thể mua được gạo giá rẻ của Việt Nam.

“Nông dân nước ta không có tiếng nói gì trong “cuộc chơi” này nên doanh nghiệp phải tỉnh táo, quyết đoán, nhất là phải biết “bắt tay” nhau để thống nhất mức giá, làm sao vừa có lợi cho nông dân, lợi cho doanh nghiệp và cho đất nước”, GS.TS. Võ Tòng Xuân lưu ý.

Cũng theo GS.TS. Võ Tòng Xuân, để bán được hết lúa gạo cho nông dân với giá cao, không có cách nào khác là phải tích cực xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường.

Theo quan sát, hiện nay Thái Lan đã có thương lái ở khắp nơi trên thế giới; thương lái quốc tế cũng chủ yếu nằm ở Ấn Độ, các nước Trung Đông, châu Âu và hoạt động rất mạnh, có thể tác động làm thiệt hại cho giá lúa gạo của Việt Nam. Do đó các doanh nghiệp trong nước phải chủ động tìm kiếm thị trường ở khắp nơi.

Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cần nhanh chóng thực hiện tái cơ cấu Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các tổng công ty lương thực. Hiện ở Nhật Bản, các công ty lớn thường đi tìm kiếm thị trường và nguyên liệu để giúp công ty con hoạt động, công ty con giàu lên thì các công ty lớn cũng giàu. Vì vậy, các tổng công ty lương thực, hiệp hội phải trở thành cơ quan giúp các tỉnh phát triển nghề trồng lúa, từ đó giúp nông dân yên tâm gắn bó với cây lúa.


Có thể bạn quan tâm

Chăm Sóc, Phòng Trừ Sâu Bệnh Gây Hại Trên Lúa Chăm Sóc, Phòng Trừ Sâu Bệnh Gây Hại Trên Lúa

Theo kết quả điều tra của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật Bắc Kạn, trên trà lúa mùa sớm bệnh đạo ôn lá đang gây hại mạnh trên các giống lúa như giống lúa nếp, C70, Syn 6, BTE1. Tại huyện Ngân Sơn hiện nay 1,2 ha lúa đang nhiễm bệnh đạo ôn với tỷ lệ bệnh phổ biến 1-2%, cá biệt 10%. Người dân đã chủ động phun thuốc, tuy nhiên thời tiết mưa nắng xen kẽ nên hiệu quả phun trừ thấp.

13/08/2014
Cùng Đồng Hành Thực Hiện Đề Án Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Cùng Đồng Hành Thực Hiện Đề Án Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp

Định hướng chung của đề án tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế trong sản xuất nông nghiệp, áp dụng khoa học công nghệ với kết cấu hạ tầng đồng bộ, đồng thời, sản xuất gắn với tiêu thụ, trên cơ sở phát huy vai trò của kinh tế hợp tác, liên kết đa dạng.

13/08/2014
Trái Cây Việt Được Khách Hàng Ưa Chuộng Trái Cây Việt Được Khách Hàng Ưa Chuộng

Khoảng gần tháng nay, tại các chợ bán lẻ ở TP.Cao Lãnh hầu như vắng bóng trái cây TQ. Thay vào đó, trái cây Việt Nam như chôm chôm, măng cụt, thanh long... tràn ngập chợ, giá mềm. Tại một số chợ như Cao lãnh, Sa Đéc, các loại trái cây bị người tiêu dùng “điểm” vào danh sách xuất xứ TQ như táo, lê, nho... hầu như chỉ một, hai nơi bán. Ở một số sạp, mặc dù người bán chủ động thông tin cần thiết nhưng cũng vắng người mua.

13/08/2014
Nỗ Lực Vượt Khó Nỗ Lực Vượt Khó

Xuất phát từ một xã nghèo, thuần nông, khó khăn có thể nói vào bậc nhất trong 11 xã được chọn xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Do tỷ lệ hộ nghèo còn cao, điều kiện giao thông hạn chế, thu nhập bình quân đầu người thấp, hộ dân tộc Khmer nhiều… đã gây nhiều trở ngại cho xã.

13/08/2014
Hơn 6.500 Ha Lúa Bị Nhiễm Sâu Cuốn Lá Hơn 6.500 Ha Lúa Bị Nhiễm Sâu Cuốn Lá

Hiện nay trên đồng ruộng đã xuất hiện một số đối tượng sâu bệnh gây hại lúa mùa, trong đó đáng chú ý là sâu cuốn lá. Diện tích lúa nhiễm sâu cuốn lá là 6.566ha, trong đó nhiễm nhẹ hơn 3.000ha, trung bình hơn 3200ha, gần 300ha nhiễm nặng.

13/08/2014