Việt Nam Dẫn Đầu Về Xuất Khẩu Cá Philê Đông Lạnh Sang Braxin

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 8 tháng đầu năm 2014, Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc, đứng đầu về xuất khẩu (XK) sản phẩm cá phile đông lạnh cho thị trường Brazil với khoảng 44.000 tấn cá tra, trong khi Trung Quốc xuất sang 33.000 tấn, chủ yếu là cá biển như cá minh thái, cá hồi, cá tuyết…
Còn tính đến 15/9/2014, XK cá tra Việt Nam sang Brazil đạt 86,2 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 7,3% tỷ trọng XK cá tra sang các thị trường. Cá tra Việt Nam đang có vị trí tốt trên thị trường Brazil với khối lượng NK tăng mạnh và giá trung bình cũng tăng đáng kể.Trong 4 tháng đầu năm 2014, giá cá da trơn NK vào Brazil trung bình 1,93-1,94 USD/kg, 4 tháng tiếp theo, giá tăng lên 2,02-2,08 USD/kg.
Năm 2013, Brazil đã lọt vào top 10 thị trường lớn nhất NK thủy sản của Việt Nam, với giá trị 123 triệu USD. Trong đó cá tra chiếm 99% với gần 122 triệu USD. Trong bối cảnh XK sang các thị trường chính (EU, Mỹ, Nhật Bản) có xu hướng sụt giảm tỷ trọng vì nhu cầu sụt giảm cùng với những rào cản thuế quan và kỹ thuật, thị trường Brazil ngày càng quan trọng đối với thủy sản XK của Việt Nam, nhất là sản phẩm cá tra phile đông lạnh
Từ vị trí thứ 5 trong top các thị trường NK cá tra của Việt Nam năm 2011, Brazil đã chiếm lĩnh vị trí thứ 2 từ năm 2013 và duy trì đến năm 2014, chỉ sau thị trường Mỹ. Năm 2011, Brazil chiếm 4,7% tỷ trọng XK cá tra của Việt Nam, sau 4 năm, tỷ trọng này đã tăng lên 7,2%.
Năm 2013, Brazil đứng thứ 13 trên thế giới về lượng NK thủy sản với gần 420.000 tấn và đứng thứ 8 thế giới về lượng NK cá phile đông lạnh và khối lượng NK liên tục tăng trưởng trong 10 năm qua, tăng gấp hơn 5 lần so với mức 34.000 tấn năm 2004.
Trong 8 tháng đầu năm nay, NK cá phile đông lạnh của Brazil giảm 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái, từ 118 nghìn tấn xuống còn 109 nghìn tấn. Khối lượng NK chỉ tăng 4 tháng đầu năm, những tháng tiếp theo liên tục sụt giảm mạnh 15-36% so với cùng kỳ năm trước. Khối lượng cá da trơn phile đông lạnh chiếm tỷ trọng lớn nhất 25% với trên 27 nghìn tấn, tăng mạnh gần 89%, trong khi cá minh thái Alaska đứng thứ 2 với 23 nghìn tấn, giảm 49%.
Có thể bạn quan tâm

Tôm hùm ở Khánh Hòa rớt giá từ 400.000 - 750.000 đồng/kg. Việc mua bán phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường Trung Quốc khiến nuôi loài thủy sản có giá trị này như bước vào canh bạc
Từ đầu tháng 4/2015 đến nay, liên tục trong 02 đợt thu mẫu giám sát mầm bệnh tại số kênh cấp của vùng nuôi tôm tập trung trên địa bàn của huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) cho thấy tỷ lệ mẫu nhiễm vi rút gây bệnh đốm trắng rất cao (chiếm trên 80% số mẫu giám sát), kết hợp với tình trạng nắng nóng từ đầu tháng tư đến nay và dự báo là sẽ còn kéo dài chính là điều kiện bất lợi dễ dẫn đến tình trạng lây lan dịch bệnh trên tôm nuôi.

Hàng năm vào mùa sứa biển, vùng biển xã đảo Quan Lạn (huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) lại trở nên tấp nập, nhộn nhịp. Mỗi ngày, ở đây có đến hàng trăm tàu, thuyền, mủng đánh bắt sứa; sản lượng ước tính 7 - 8 vạn đầu con. Tuy nhiên, mùa sứa năm nay ở Quan Lạn được cho là buồn nhất trong 5 năm trở lại đây, bởi mức tiêu thụ giảm mạnh.

Thời gian gần đây, cùng với việc ban đêm dùng lưới để xúc chình, thì người dân ở 2 xã An Thạch và An Dân (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) còn sử dụng bao tải chứa cát be bờ và dùng chà bổi để chặn bắt chình giống vào ban ngày.

Tỉnh Lai Châu sẽ quy hoạch phát triển theo khu vực tập trung và phân tán cho từng loại cá hồi và cá tầm tại một số địa phương.