Việt Nam Dẫn Đầu Về Xuất Khẩu Cá Philê Đông Lạnh Sang Braxin

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 8 tháng đầu năm 2014, Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc, đứng đầu về xuất khẩu (XK) sản phẩm cá phile đông lạnh cho thị trường Brazil với khoảng 44.000 tấn cá tra, trong khi Trung Quốc xuất sang 33.000 tấn, chủ yếu là cá biển như cá minh thái, cá hồi, cá tuyết…
Còn tính đến 15/9/2014, XK cá tra Việt Nam sang Brazil đạt 86,2 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 7,3% tỷ trọng XK cá tra sang các thị trường. Cá tra Việt Nam đang có vị trí tốt trên thị trường Brazil với khối lượng NK tăng mạnh và giá trung bình cũng tăng đáng kể.Trong 4 tháng đầu năm 2014, giá cá da trơn NK vào Brazil trung bình 1,93-1,94 USD/kg, 4 tháng tiếp theo, giá tăng lên 2,02-2,08 USD/kg.
Năm 2013, Brazil đã lọt vào top 10 thị trường lớn nhất NK thủy sản của Việt Nam, với giá trị 123 triệu USD. Trong đó cá tra chiếm 99% với gần 122 triệu USD. Trong bối cảnh XK sang các thị trường chính (EU, Mỹ, Nhật Bản) có xu hướng sụt giảm tỷ trọng vì nhu cầu sụt giảm cùng với những rào cản thuế quan và kỹ thuật, thị trường Brazil ngày càng quan trọng đối với thủy sản XK của Việt Nam, nhất là sản phẩm cá tra phile đông lạnh
Từ vị trí thứ 5 trong top các thị trường NK cá tra của Việt Nam năm 2011, Brazil đã chiếm lĩnh vị trí thứ 2 từ năm 2013 và duy trì đến năm 2014, chỉ sau thị trường Mỹ. Năm 2011, Brazil chiếm 4,7% tỷ trọng XK cá tra của Việt Nam, sau 4 năm, tỷ trọng này đã tăng lên 7,2%.
Năm 2013, Brazil đứng thứ 13 trên thế giới về lượng NK thủy sản với gần 420.000 tấn và đứng thứ 8 thế giới về lượng NK cá phile đông lạnh và khối lượng NK liên tục tăng trưởng trong 10 năm qua, tăng gấp hơn 5 lần so với mức 34.000 tấn năm 2004.
Trong 8 tháng đầu năm nay, NK cá phile đông lạnh của Brazil giảm 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái, từ 118 nghìn tấn xuống còn 109 nghìn tấn. Khối lượng NK chỉ tăng 4 tháng đầu năm, những tháng tiếp theo liên tục sụt giảm mạnh 15-36% so với cùng kỳ năm trước. Khối lượng cá da trơn phile đông lạnh chiếm tỷ trọng lớn nhất 25% với trên 27 nghìn tấn, tăng mạnh gần 89%, trong khi cá minh thái Alaska đứng thứ 2 với 23 nghìn tấn, giảm 49%.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 20/10, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức hội nghị Ban chỉ đạo khu vực chương trình hợp tác trung hạn giữa Quỹ phát triển nông nghiệp Quốc tế (IFAD) với các tổ chức nông dân khu vực Châu Á - Thái Bình Dương giai đoạn 2 (MTCP2). Dự hội nghị có 50 đại biểu đến từ các tổ chức nông dân ở 13 trong số 15 nước tham gia MTCP 2.

Ông Phạm Duy Tân, Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện U Minh Thượng (Kiên Gang) cho biết, năm nay toàn huyện nông dân xuống giống được khoảng 86 ha gừng. Diện tích này thấp hơn nhiều so với cách đây mấy năm, còn nhớ lúc cao điểm lên đến gần 300 ha.

Cty chúng tôi cũng như các DN đầu tư trong lĩnh vực SX, nuôi trồng và chế biến thủy sản ở ĐBSCL hiện nay đang có những vấn đề rất cần những nghiên cứu của nhà khoa học.

Trong khi dư luận vẫn chưa hết hoang mang về vụ việc một số loại hoa quả tẩm thuốc bảo quản để một thời gian dài không hỏng, việc mua bán các loại hóa chất này vẫn diễn ra công khai trước sự bất lực của các cơ quan quản lý. Những loại hóa chất này luôn tiềm ẩn nguy cơ độc hại, đe dọa sức khỏe người tiêu dùng.

Bộ trưởng Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát vừa cho biết, năm 2015, Việt Nam sẽ trồng ngô biến đổi gene. Việc Việt Nam chậm trễ trong việc đưa cây trồng biến đổi gene vào sản xuất, vì: “Ở ta, có nhiều người phản đối trồng cây biến đổi gene, nên phải làm rất khoa học, bài bản theo tiêu chuẩn quốc tế. Mãi mới đây, chúng ta mới công nhận được 4 sự kiện biến đổi gene được sử dụng ở Việt Nam”- ông Phát nói.