Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Việt Nam còn nhiều cơ hội xuất khẩu gạo

Việt Nam còn nhiều cơ hội xuất khẩu gạo
Ngày đăng: 28/08/2015

Lượng tiêu thụ gạo toàn cầu dự báo đạt 500 triệu tấn vào 10 năm tới, tăng 10% so với hiện nay và đạt khoảng 535 triệu tấn vào năm 2030. Các loại gạo chất lượng cao sẽ được ưa chuộng hơn.

Đây là thông tin Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard) đưa ra tại hội thảo “Góp ý Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo và Dự thảo Thông tư quản lý cây ngắn ngày” diễn ra sáng 25/8.

TS. Trần Công Thắng, Phó Viện trưởng Ipsard nhận định, nhu cầu nhập khẩu gạo tiếp tục tăng lên, với mức tăng bình quân 1,5%/năm. Cơ hội rộng mở cho thị trường lúa gạo khi Việt Nam tham gia ngày càng nhiều vào các hiệp định thương mại tự do. Đồng thời, cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ về giống, kỹ thuật canh tác, bảo quản, chế biến cũng là cơ hội tốt để đẩy mạnh phát triển ngành sản xuất lúa gạo…

Về xuất khẩu, 10 năm tới Thái Lan và Việt Nam sẽ chiếm hơn 47% xuất khẩu gạo thế giới và đóng góp 87% vào tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng này trên toàn cầu. Ngoài Thái Lan, các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam sẽ gồm Ấn Độ, Pakistan, Mỹ. Myanmar cũng có triển vọng trở thành một nước xuất khẩu gạo lớn tại châu Á nhưng khả năng cạnh tranh với Việt Nam là chưa rõ ràng.

Theo ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT): Từ đầu năm đến nay, gạo xuất khẩu gặp không ít khó khăn và dự kiến tình trạng này không có nhiều biến chuyển nhiều trong 1 - 2 năm tới. Tuy nhiên, nếu xét tầm trung và dài hạn thì cơ hội xuất khẩu còn khá rộng mở.

Để đón đầu triển vọng xuất khẩu này, Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo được xây dựng theo hướng vùng ĐBSCL sẽ tập trung các giống chất lượng cao hướng tới xuất khẩu là chính, đồng thời quan tâm đúng mức đến thị trường nội địa. Vùng đồng bằng sông Hồng và các vùng sản xuất lúa hàng hóa còn lại tập trung cho thị trường trong nước.

Giải pháp trong tổ chức sản xuất là thu hút doanh nghiệp xây dựng vùng chuyên canh; hình thành liên kết lâu dài giữa các hợp tác xã với doanh nghiệp nòng cốt và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này tham gia xuất khẩu.

Mục tiêu đặt ra đến năm 2020 là bảo đảm lợi nhuận cho người trồng lúa ở vùng sản xuất lúa hàng hóa từ 30% trở lên; tỉ lệ sử dụng giống xác nhận chiếm trên 75% diện tích; giảm lượng giống gieo sạ ở các tỉnh phía Nam xuống bình quân còn 80 kg/ha.

Ngoài ra, giảm 30% lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật so với hiện nay; giảm tổn thất sau thu hoạch dưới 8%; giảm phát thải gây hiệu ứng nhà kính 10% so với hiện nay. Tại vùng chuyên canh sản xuất lúa hàng hóa, diện tích liên kết sản xuất, tiêu thụ, xây dựng cánh đồng lớn, vùng nguyên liệu chiếm từ 20% trở lên.


Có thể bạn quan tâm

Tiên Phong Đưa Bò Sữa Về Địa Phương Tiên Phong Đưa Bò Sữa Về Địa Phương

Vốn gắn bó với cây trồng truyền thống là cà phê nhưng ông Hoàng Ngọc Tứ ở thôn Gia Thạnh, thị trấn Đinh Văn (Lâm Hà - Lâm Đồng) vẫn không ngừng tìm tòi, học hỏi để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nâng cao thu nhập cho gia đình.

04/07/2014
Nuôi Hươu Nhung Một Mô Hình Mới Nuôi Hươu Nhung Một Mô Hình Mới

Hươu là động vật hoang dã dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc lại mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đó là những lợi thế góp phần làm nên hiệu quả từ mô hình nuôi hươu lấy nhung của nông dân Trương Đình Phú, trú tại phường Hương Xuân (TX Hương Trà - Thừa Thiên Huế).

04/07/2014
Người Nuôi Bò Khốn Khó Vì Nắng Hạn Người Nuôi Bò Khốn Khó Vì Nắng Hạn

Đứng cạnh đám cỏ trồng cao không quá gang tay, ông Nguyễn Văn Tấn ở xã Xuân Quang 3 (huyện Đồng Xuân, Phú Yên) cho biết: “Nắng quá khiến đám cỏ trồng bị thiếu nước, không phát triển. Tôi cắt lứa vừa rồi cách nay một tháng, đến nay thân cây không ra thêm lá non nào. Trước đây bỏ ra 30 phút để cắt cỏ về cho bò ăn cả ngày, còn nay mang giỏ ra ngồi “nạo” sát bờ ruộng suốt buổi không đầy giỏ cỏ”.

04/07/2014
Phú Giáo (Bình Dương) Hơn 12.000 Ha Cao Su Bị Nhiễm Bệnh Phấn Trắng Phú Giáo (Bình Dương) Hơn 12.000 Ha Cao Su Bị Nhiễm Bệnh Phấn Trắng

Theo số liệu thống kê của Trạm Bảo vệ thực vật (BVTV) huyện Phú Giáo (Bình Dương), tổng diện tích cây cao su bị nhiễm các loại bệnh trên địa bàn huyện trong 6 tháng đầu năm 2014 là 12.749 ha, trong đó có 12.698 ha cao su bị nhiễm bệnh phấn trắng với tỷ lệ bệnh là 15 - 75%.

04/07/2014
Hiện Tượng Ngô Không Hạt Dưới Góc Nhìn Khoa Học Hiện Tượng Ngô Không Hạt Dưới Góc Nhìn Khoa Học

Từ góc độ khoa học trên, liên hệ với thực tế SX ngô trong các vụ xuân và HT ở các tỉnh phía Bắc nước ta có thể xác định ra 3 nguyên nhân chính gây nên hiện tượng ngô không hạt.

04/07/2014