Việt Nam Chi Hàng Triệu USD Để Nhập Khẩu Vật Nuôi

Trong 8 tháng năm 2014, Việt Nam đã chi gần 3 triệu USD nhập khẩu lợn giống và gia cầm.
Báo cáo của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho thấy, 8 tháng đầu năm 2014, Việt Nam đã chi khoảng 1,52 triệu USD cho nhập khẩu hơn 1.600 con lợn giống, tăng 89% so với cùng kỳ năm 2013.
Việt Nam nhập lợn giống chủ yếu từ nước Canada, Thái Lan, Mỹ, Đan Mạch…, trong đó Canada chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm khoảng 36,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu lợn giống).
Cũng theo số liệu mới nhất của Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, tính đến tháng 8/2014 số lượng gia cầm giống được nhập vào Việt Nam là gần 1 triệu con, với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 3,29 triệu USD. Giá nhập khẩu trung bình khoảng 3,93 USD/con, tăng 0,91 USD/con so với cùng kỳ năm ngoái. Nguồn nhập chủ yếu từ New Zealand và Mỹ.
Được biết, trong những năm qua, Việt Nam nhập khoảng 14 giống gà, tuy nhiên do công nghệ chăn nuôi chưa đồng bộ nên năng suất của các giống nhập khẩu nuôi ở nước ta chỉ đạt khoảng 85-90% so với năng suất chuẩn của giống nhập. Các giống ngoại nhập được nuôi tại các cơ sở giống của Nhà nước, các công ty FDI nước ngoài (như CP.Group, Japta Comfeed và Topmill) và công ty nội địa.
Hiện, cả nước có hơn 11 cơ sở giống cấp quốc gia, chăn nuôi gà giống gốc…. Bên cạnh đó, còn hơn 219 trại giống thuộc các thành phần kinh tế khác nhau: 10 cơ sở của các công ty có vốn nước ngoài FDI, hơn 20 cơ sở của các doanh nghiệp địa phương. Như vậy, chăn nuôi gà hoàn toàn lệ thuộc vào nước ngoài về các giống có năng suất cao.
Nhìn chung, lượng và giá trị nhập khẩu con giống tăng mạnh năm 2014 so với cùng kỳ năm 2013. Đây là nguồn gen chuẩn để làm cơ sở nhân giống, cải tiến năng suất, chất lượng đàn giống hiện có trong nước. Lượng và chất lượng giống nhập khẩu tăng vọt cho thấy, nhu cầu về con giống đạt chất lượng trong sản xuất là rất lớn. Dự báo thị trường con giống sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong tương lai.
Nguồn bài viết: http://baohaugiang.com.vn/newsdetails/1D3FE1832B7/Viet_Nam_chi_hang_trieu_USD_de_nhap_khau_vat_nuoi.aspx
Có thể bạn quan tâm

Tân Hiệp nằm vắt mình ngang qua hai vùng trọng điểm SX lúa là Tây sông Hậu và Tứ giác Long Xuyên của tỉnh Kiên Giang. Trên 36.000 ha đất lúa của huyện được dòng sông Cái Sắn từ thượng nguồn An Giang đổ về bồi đắp phù sa, ngọt hóa quanh năm.

Trên con đường xuyên Việt ở phía nam đèo Cù Mông có cung đoạn mười lăm cây số quanh co uốn lượn bên đầm Cù Mông, TX Sông Cầu (Phú Yên), với những cảnh quan thơ mộng hữu tình.

Các vùng biển nước ta có nhiều san hô như Hải Vân - Sơn Trà (Đà Nẵng), quần đảo Trường Sa, đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), Hà Tiên, Cù Lao Chàm, vịnh Nha Trang, Ninh Hải, Cà Ná…

Lễ hội Khai hạ là một lễ hội độc đáo mới được huyện Cẩm Thủy (tỉnh Thanh Hóa) phục dựng trong vài năm trở lại đây. Nó được diễn ra vào mùa xuân, khi đất trời giao hòa, thiên nhiên tươi tốt, lòng người hân hoan.

Gần Tết Giáp Ngọ, một niềm vui mới đến với người dân vùng Cùa, huyện Cam Lộ (Quảng Trị), khi tổ chức Kỷ lục Việt Nam công bố sản phẩm cao lá vằng nằm trong Danh sách 50 đặc sản quà tặng Việt Nam.