Việt Nam Chi Hàng Triệu USD Để Nhập Khẩu Vật Nuôi

Trong 8 tháng năm 2014, Việt Nam đã chi gần 3 triệu USD nhập khẩu lợn giống và gia cầm.
Báo cáo của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho thấy, 8 tháng đầu năm 2014, Việt Nam đã chi khoảng 1,52 triệu USD cho nhập khẩu hơn 1.600 con lợn giống, tăng 89% so với cùng kỳ năm 2013.
Việt Nam nhập lợn giống chủ yếu từ nước Canada, Thái Lan, Mỹ, Đan Mạch…, trong đó Canada chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm khoảng 36,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu lợn giống).
Cũng theo số liệu mới nhất của Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, tính đến tháng 8/2014 số lượng gia cầm giống được nhập vào Việt Nam là gần 1 triệu con, với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 3,29 triệu USD. Giá nhập khẩu trung bình khoảng 3,93 USD/con, tăng 0,91 USD/con so với cùng kỳ năm ngoái. Nguồn nhập chủ yếu từ New Zealand và Mỹ.
Được biết, trong những năm qua, Việt Nam nhập khoảng 14 giống gà, tuy nhiên do công nghệ chăn nuôi chưa đồng bộ nên năng suất của các giống nhập khẩu nuôi ở nước ta chỉ đạt khoảng 85-90% so với năng suất chuẩn của giống nhập. Các giống ngoại nhập được nuôi tại các cơ sở giống của Nhà nước, các công ty FDI nước ngoài (như CP.Group, Japta Comfeed và Topmill) và công ty nội địa.
Hiện, cả nước có hơn 11 cơ sở giống cấp quốc gia, chăn nuôi gà giống gốc…. Bên cạnh đó, còn hơn 219 trại giống thuộc các thành phần kinh tế khác nhau: 10 cơ sở của các công ty có vốn nước ngoài FDI, hơn 20 cơ sở của các doanh nghiệp địa phương. Như vậy, chăn nuôi gà hoàn toàn lệ thuộc vào nước ngoài về các giống có năng suất cao.
Nhìn chung, lượng và giá trị nhập khẩu con giống tăng mạnh năm 2014 so với cùng kỳ năm 2013. Đây là nguồn gen chuẩn để làm cơ sở nhân giống, cải tiến năng suất, chất lượng đàn giống hiện có trong nước. Lượng và chất lượng giống nhập khẩu tăng vọt cho thấy, nhu cầu về con giống đạt chất lượng trong sản xuất là rất lớn. Dự báo thị trường con giống sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong tương lai.
Nguồn bài viết: http://baohaugiang.com.vn/newsdetails/1D3FE1832B7/Viet_Nam_chi_hang_trieu_USD_de_nhap_khau_vat_nuoi.aspx
Có thể bạn quan tâm

Đến thời điểm này, dịch cúm A/H5N1 đã cơ bản được khống chế, không tiếp tục bùng phát và lây lan ra diện rộng. Tuy nhiên, tin tốt này cũng không khiến người chăn nuôi phấn khởi khi mà gia cầm và các sản phẩm gia cầm đang rơi vào cảnh “đại hạ giá”…

Theo số liệu từ Chi cục Kiểm lâm, hiện nay trên địa bàn có hàng ngàn hộ tham gia gây nuôi động vật hoang dã (ĐVHD) như rắn, nhím, hươu, lợn rừng...

Theo khảo sát của ngành nông nghiệp và PTNT, hiện nay cả tỉnh có khoảng 4.000/36.000 ha gieo cấy là ruộng trũng, nhiều địa phương thường gọi là chiêm đầm chỉ có khả năng gieo cấy lúa chiêm xuân, vụ mùa kết hợp thả cá vụ, hoặc bỏ hoang. Diện tích tập trung nhiều ở các huyện vùng đất giữa như Thanh Thủy, Tam Nông, Lâm Thao, Cẩm Khê, Thanh Ba, Hạ Hòa...

Trong những năm qua, phong trào trồng cây gây rừng trên địa bàn tỉnh ta phát triển mạnh góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái, xóa đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho người dân. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có hơn 118 nghìn ha rừng trồng và hơn 64 nghìn ha rừng tự nhiên.

Tại các vùng bãi bồi ven sông ở Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc, mùa thu hoạch ớt vụ đông xuân thường bắt đầu từ giữa tháng 3. Riêng năm nay, vụ thu hoạch ớt lại bắt đầu từ giữa cuối tháng 2.