Việt Nam Chi Hàng Triệu USD Để Nhập Khẩu Vật Nuôi

Trong 8 tháng năm 2014, Việt Nam đã chi gần 3 triệu USD nhập khẩu lợn giống và gia cầm.
Báo cáo của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho thấy, 8 tháng đầu năm 2014, Việt Nam đã chi khoảng 1,52 triệu USD cho nhập khẩu hơn 1.600 con lợn giống, tăng 89% so với cùng kỳ năm 2013.
Việt Nam nhập lợn giống chủ yếu từ nước Canada, Thái Lan, Mỹ, Đan Mạch…, trong đó Canada chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm khoảng 36,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu lợn giống).
Cũng theo số liệu mới nhất của Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, tính đến tháng 8/2014 số lượng gia cầm giống được nhập vào Việt Nam là gần 1 triệu con, với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 3,29 triệu USD. Giá nhập khẩu trung bình khoảng 3,93 USD/con, tăng 0,91 USD/con so với cùng kỳ năm ngoái. Nguồn nhập chủ yếu từ New Zealand và Mỹ.
Được biết, trong những năm qua, Việt Nam nhập khoảng 14 giống gà, tuy nhiên do công nghệ chăn nuôi chưa đồng bộ nên năng suất của các giống nhập khẩu nuôi ở nước ta chỉ đạt khoảng 85-90% so với năng suất chuẩn của giống nhập. Các giống ngoại nhập được nuôi tại các cơ sở giống của Nhà nước, các công ty FDI nước ngoài (như CP.Group, Japta Comfeed và Topmill) và công ty nội địa.
Hiện, cả nước có hơn 11 cơ sở giống cấp quốc gia, chăn nuôi gà giống gốc…. Bên cạnh đó, còn hơn 219 trại giống thuộc các thành phần kinh tế khác nhau: 10 cơ sở của các công ty có vốn nước ngoài FDI, hơn 20 cơ sở của các doanh nghiệp địa phương. Như vậy, chăn nuôi gà hoàn toàn lệ thuộc vào nước ngoài về các giống có năng suất cao.
Nhìn chung, lượng và giá trị nhập khẩu con giống tăng mạnh năm 2014 so với cùng kỳ năm 2013. Đây là nguồn gen chuẩn để làm cơ sở nhân giống, cải tiến năng suất, chất lượng đàn giống hiện có trong nước. Lượng và chất lượng giống nhập khẩu tăng vọt cho thấy, nhu cầu về con giống đạt chất lượng trong sản xuất là rất lớn. Dự báo thị trường con giống sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong tương lai.
Nguồn bài viết: http://baohaugiang.com.vn/newsdetails/1D3FE1832B7/Viet_Nam_chi_hang_trieu_USD_de_nhap_khau_vat_nuoi.aspx
Có thể bạn quan tâm

Phát huy lợi thế về vị trí địa lý và tài nguyên đất, nhiều nông dân ở huyện Tân Kỳ (Nghệ An) đã mạnh dạn chuyển đổi tìm hướng đi mới trong sản xuất, đó là chăn nuôi bò sữa, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong những ngày qua, người nuôi heo ở vùng ĐBSCL cho biết giá heo hơi giảm mạnh, hiện còn 3,4 - 3,7 triệu đồng/tạ.

Ông Đinh Văn Ngự, Trưởng phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Bắc Bình (Bình Thuận) cho hay, 100 ha cỏ VA06 đầu tiên đã được Công ty TNHH Cửu Long trồng tại vùng quy hoạch chăn nuôi tại xã Sông Bình, làm nguồn thức ăn cho 1.000 con bò sữa doanh nghiệp này nhập về vào cuối năm nay. Dự án chăn nuôi bò của Công ty TNHH Cửu Long quy mô 450 ha, chăn thả 5.000 con bò sữa, bò thịt.

Đó là mô hình của hộ ông Giãng Văn Nhãn (còn gọi là ông Năm Nhãn) ở ấp Hội An, xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Trong một chuyến tham quan các trang trại nuôi động vật hoang dã có hiệu quả kinh tế ở Thành phố Hồ Chí Minh, qua tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm thấy rất thích hợp với vùng đất ở địa phương, về nhà ông Nhãn đã đầu tư làm chuồng trại mua 5 cặp nhím về nuôi thử nhiệm.

Ở miền Tây, nói đến nơi trồng nếp thì ai cũng nghĩ chỉ có ở vùng đất cù lao Phú Tân (An Giang), vì xứ sở này từ lâu vốn nổi tiếng như một vương quốc nếp với thương hiệu đặc sản nếp Phú Tân, thế nhưng tìm người lai tạo giống nếp thơm thực thụ thì chưa có.