Việt Nam bất ngờ giảm mạnh xuất khẩu gạo

Tính đến hết tháng 8 vừa qua, xuất khẩu gạo của nước ta đạt hơn 3,8 triệu tấn, ít hơn cùng kỳ năm ngoái 0,4 triệu tấn. Hiện giá lúa gạo tại khu vực ĐBSCL đang giảm nhẹ so với tháng trước.
Cụ thể, trong 10 ngày đầu tháng 9, thị trường lúa gạo giảm giá từ 50- 200 đồng/kg so với kỳ trước. Giá lúa khô tại kho, lúa dài và gạo nguyên liệu loại 1 đều giảm....
Tuy nhiên, có một thông tin đáng mừng là Philippines sẽ nhập khẩu thêm 750.000 tấn gạo do tác động của biến đổi khí hậu đang mạnh lên. Đây được xem là cơ hội để hạt gạo Việt Nam có dấu hiệu khả quan trong những tháng cuối năm.
Có thể bạn quan tâm

Tính chung trong vòng 10 tháng, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã đạt 1,49 triệu tấn thu về hơn 3,1 tỷ USD tăng 37,1% về khối lượng và và 33,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là các quốc gia nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam với thị phần lần lượt là 13,6% và 9,8%.

Xuất phát từ việc một số ND trong xã đi buôn cây quất cảnh ở Văn Giang (Hưng Yên) vào mỗi dịp tết, thấy mức thu từ cây trồng này khá hấp dẫn, họ đã đem về xã trồng thử. Thấy có hiệu quả, phong trào trồng quất nở rộ và nhân rộng ra toàn xã.

Ông kể: Năm 2009, đang lúc loay hoay tìm giống mới để cải tạo vườn, ông được một người bạn giới thiệu giống mít cao sản. Ông lặn lội xuống tận Cái Mơn (huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) để mua giống về trồng thử. Lúc này, vườn nhà ông đang trồng xoài nhưng sâu bệnh nhiều, hiệu quả không cao.

Cây ngày có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nó đã được nhập vào ta từ rất lâu rồi. Trước đây, nó đã được trồng ở nhiều nơi như Bảo Lộc (Lâm Đồng), Sa Đéc (Đồng Tháp), Châu Đốc (An Giang)... Hiện nay, nó được trồng nhiều ở Cao Bằng và Lạng Sơn (nhiều nhất là huyện Tràng Định).

Tại Lâm Đồng, chè được trồng chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 8 (tốt nhất trồng trong tháng 6). Nhiệt độ 18 - 25 độ C, độ ẩm không khí 80 - 85% và lượng mưa hàng năm từ 1.500 - 2.000mm thích hợp nhất cho chè phát triển.