Việt Nam Bắt Đầu Xuất Khẩu Thức Ăn Chăn Nuôi

Trong khi giá trị XK các sản phẩm chăn nuôi của nước ta còn chưa đáng kể, thì XK TĂCN và nguyên liệu lại đang gia tăng khá nhanh.
Giá trị XK của mặt hàng này đã lên tới hàng trăm triệu USD mỗi năm.
Theo Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm nay, các DN nước ta đã XK TĂCN và nguyên liệu TĂCN đạt giá trị 205,482 triệu USD, tăng tới 22,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc là nước NK TĂCN và nguyên liệu từ Việt Nam nhiều nhất, với giá trị 62,268 triệu USD.
Tiếp sau đó là Campuchia 45,758 triệu USD; Malaysia 26,613 triệu USD; Nhật Bản 18,272 triệu USD; Ấn Độ 8,6 triệu USD; Hàn Quốc 8 triệu USD; Philippines 7,113 triệu USD; Indonesia 2,761 triệu …
Từ đầu năm đến nay, TĂCN và nguyên liệu của Việt Nam đã XK sang hơn chục thị trường, chủ yếu là ở châu Á. Mỹ là thị trường duy nhất ngoài khu vực châu Á đã NK TĂCN và nguyên liệu từ Việt Nam, với kim ngạch trong 6 tháng qua là trên 756 ngàn USD.
Nhờ kim ngạch XK tăng nhanh, giá trị cũng đã lên tới hàng trăm triệu USD, nên TĂCN đã có tên trong bảng thống kê XK hàng tháng của Tổng cục Hải quan, với tư cách là một trong những mặt hàng XK chính.
Ông Phạm Đức Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội TĂCN Việt Nam, cho hay, thực ra một lượng không nhỏ TĂCN và nguyên liệu XK là theo dạng tạm nhập, tái xuất. Tức là nhiều DN NK các loại nguyên liệu TĂCN như đậu tương… về Việt Nam nhưng là để tái xuất sang một nước khác trong khu vực, chứ không phải để phục vụ toàn bộ cho sản xuất TĂCN trong nước.
Tuy nhiên, nếu trừ đi dạng TĂCN và nguyên liệu là hàng tạm nhập tái xuất, thì vẫn còn một lượng đáng kể là TĂCN được sản xuất ở Việt Nam rồi XK sang các nước khác. Với TĂCN được sản xuất ở Việt Nam, thị trường XK đang được coi là tiềm năng nhất, chính là thị trường Campuchia.
Trong nửa đầu năm nay, các DN đã NK tới gần 2,4 triệu tấn ngô (toàn bộ ngô NK dùng làm TĂCN), trị giá 618 triệu USD. NK đậu tương (dùng để ép dầu phục vụ cho con người, bã làm TĂCN) là 899 ngàn tấn, trị giá hơn 530 triệu USD. NK lúa mì (50% cho người, 50% làm TĂCN) gần 1 triệu tấn, trị giá hơn 315 triệu USD …
Nhiều DN cho biết đây là thị trường sơ khai, ngành chăn nuôi Campuchia đang bắt đầu phát triển, nhưng ngành sản xuất TĂCN lại còn rất yếu, không đáp ứng được nhu cầu của người chăn nuôi. Đây là điều kiện thuận lợi để các DN sản xuất TĂCN Việt Nam thâm nhập vào thị trường Campuchia, với các sản phẩm chính như thức ăn cho vịt, thức ăn cho heo …, cùng một số loại nguyên liệu sản xuất TĂCN mà nước này còn thiếu.
Đáng chú ý là TĂCN và nguyên liệu của Việt Nam đã bắt đầu xâm nhập được vào một số thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ … Trong đó, có nhiều công ty sản xuất TĂCN đã có được mối hàng XK ổn định với khối lượng đáng kể sang các thị trường khó tính nói trên.
Không những thế, một số hợp đồng XK TĂCN sang các thị trường khó tính, đã góp phần ít nhiều vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở một số địa phương. Chẳng hạn, Cty TNHH Bình Phú (Đồng Nai), đã ký được hợp đồng XK TĂCN sang Nhật Bản với khối lượng 2.500 tấn/tháng. Sản phẩm XK là cây bắp tươi được chế biến để làm TĂCN.
Với hợp đồng này, Cty Bình Phú đã tạo điều kiện cho nhiều hộ nông dân trong vùng chuyển đổi sang trồng cây bắp lấy thân bán cho công ty làm TĂCN, thu lãi khá. Ông Trần Văn Xuân, Phó chủ tịch Hội Nông dân huyện Xuân Lộc (Đồng Nai), cho biết, huyện này đang có chủ trương phát triển mô hình trồng bắp lấy thân làm nguyên liệu chế biến TĂCN. Khi ấy, có thể nâng số vụ bắp trong năm lên 4-5 vụ, bởi trồng bắp lấy thân chỉ 100 ngày là cho thu hoạch.
Tuy nhiên, nếu so với giá trị nguyên liệu và TĂCN đã NK trong 6 tháng đầu năm nay, thì giá trị XK TĂCN hãy còn khá khiêm tốn. Trong 6 tháng qua, cả nước đã NK 1,624 tỷ USD nguyên liệu và TĂCN, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Đấy là chưa tính ngô, đậu tương, lúa mì…
Có thể bạn quan tâm

Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vừa chính thức công bố phán quyết liên quan đến việc Hoa Kỳ áp thuế CBPG với mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh xuất khẩu của Việt Nam.Theo đó, trong số 11 nội dung khiếu nại của Việt Nam, Ban hội thẩm của WTO đã đưa ra phán quyết với 7 nội dung theo hướng có lợi cho Việt Nam, nhất là về thủ tục điều tra và tính toán biên độ phá giá.

Ông Hoàng Văn Bình, nông dân nuôi tôm lâu năm ở ấp 4, xã Trà Cổ vừa thu hoạch tôm vừa chia sẻ, hiện giá tôm bán tại đầm chỉ còn 155 ngàn đồng/kg, giảm 10 ngàn đồng/kg so với đầu vụ. Tuy nhiên, nuôi tôm vẫn mang lại lợi nhuận gấp 3-4 lần so với nuôi cá.

Tại hội thảo “Nông sản Việt Nam với công nghệ Nhật Bản” do Báo Tuổi Trẻ và Báo Mainichi (Nhật Bản) phối hợp tổ chức mới đây tại TP.Hồ Chí Minh, các chuyên gia kinh tế cũng như nhà quản lý đều nhấn mạnh rằng Nhật Bản là một thị trường lớn nhưng khó tính, vì vậy trong sản xuất phải hết sức nghiêm ngặt.

Những ngày này về Hải Hậu, trên những cánh đồng sản xuất vụ đông ở các địa phương đâu đâu cũng bắt gặp không khí lao động khẩn trương của bà con nông dân. Tranh thủ buộc giàn cho cà chua, bác Trịnh Văn Giang, đội 6, xã Hải Tân tâm sự: “Từ nhiều năm qua, gia đình tôi xác định vụ đông là vụ sản xuất chính trong năm, bởi hiệu quả sản xuất cao gấp nhiều lần so với cấy lúa. Vụ đông năm 2013, 3 sào cà chua gia đình tôi thu lãi 12 triệu đồng.

Lâu mới có dịp trở lại Yến Mao, một vùng quê miền núi thuộc diện nghèo của huyện Thanh Thủy, thấy cảnh sắc có nhiều đổi thay, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng. Được hỏi về nguyên nhân những thay đổi này, đồng chí Phạm Ngọc Vân, Bí thư Đảng ủy xã đánh giá: Có được sự thay da đổi thịt như Yến Mao hôm nay, trước hết nhờ tác động từ chính sách đầu tư của Nhà nước, nhất là nguồn vốn của chương trình 135, rồi vốn đầu tư hạ tầng vùng chậm lũ; cộng với đó là sự đồng tâm hiệp lực, cố gắng của lãnh đạo, bà con nhân dân.