Viện Nghiên Cứu Rau Quả Kỷ Niệm 25 Năm Thành Lập

Hôm qua (3/3), Viện Nghiên cứu Rau quả (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) đã tổ chức lễ kỷ niệm 25 năm thành lập.
Được thành lập năm 1990 trên cơ sở sáp nhập một số đơn vị thuộc Tổng Cty Rau quả Việt Nam, đến nay, Viện Nghiên cứu Rau quả đang từng bước khẳng định vị thế của một đơn vị hàng đầu miền Bắc về lĩnh vực rau, hoa và cây ăn quả. Hàng trăm giống rau và cây ăn quả chủ lực tại miền Bắc như vải, nhãn, chuối, các giống cây có múi, cà chua, dưa chuột, ớt… và hàng chục giống hoa có tính thương mại cao đã được Viện nghiên cứu chọn tạo thành công, đưa ra SX rộng rãi tại các tỉnh miền Bắc.
Bên cạnh đó, Viện đã nghiên cứu, hoàn thiện nhiều quy trình canh tác rau và cây ăn quả giúp tăng năng suất, chất lượng cho sản phẩm, từng bước áp dụng các kỹ thuật canh tác công nghệ cao, công nghệ sinh học theo hướng hiện đại…
Trong bối cảnh XK mặt hàng rau quả Việt Nam thời gian qua gặt hái nhiều thành công lớn, kim ngạch XK vượt dự kiến, nhiều mặt hàng hoa quả đã và đang thâm nhập sang các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU…, vai trò đầu tàu nghiên cứu rau – hoa quả là nhiệm vụ quan trọng Viện Nghiên cứu Rau quả phải gánh vác.
Với những thành tích đạt được, tại lễ kỷ niệm, Viện Nghiên cứu Rau quả đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong giai đoạn 2009 – 2014. Nhân dịp này, Chủ tịch nước cũng đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho các ông: PGS.TS Trịnh Khắc Quang (nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả, nay là quyền Viện trưởng Viện KHNN Việt Nam); TS Đỗ Đình Ca - Trưởng phòng Công nghệ sinh học; TS Nguyễn Quốc Hùng, đương kim Viện trưởng và TS Ngô Hồng Bình- Phó Viện trưởng…
Có thể bạn quan tâm

Vào đầu mùa mưa, trên sông Đồng Nai xuất hiện nhiều loại cá đặc sản, như: cá lăng vàng, cá leo, cá chình, cá chạch, cá chốt chuột... Đây là thời điểm các ngư dân đánh bắt trên sông tranh thủ “săn” cá đặc sản, và có đêm họ kiếm được cả chục triệu đồng.

Tôm hùm nuôi thương phẩm xuất khẩu hiện có giá từ 1,3 - 1,4 triệu đồng/kg, giảm khoảng 600.000 đồng so với năm ngoái. Với giá này, người nuôi không có lãi, thậm chí lỗ đối với những hộ nuôi cầm cự đến cuối vụ.

Áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong sản xuất nông nghiệp được coi là cơ sở cho việc chứng minh nguồn gốc, bảo đảm chất lượng sản phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Tuy nhiên, tại BR-VT, việc thực hiện đại trà VietGAP trong nuôi trồng thủy sản (NTTS) vẫn còn nhiều vướng mắc. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc khai thác nguồn lợi từ thế mạnh NTTS.

Với lợi thế có đường bờ biển dài (21km), vùng bãi triều rộng trên 5.500ha, trên 2.900ha rừng ngập mặn, diện tích mặt biển trên 12.000ha cùng nguồn lợi thuỷ, hải sản tự nhiên phong phú, những năm qua, phát triển thuỷ sản tại Đầm Hà (Quảng Ninh) được coi là một trong những mũi nhọn kinh tế, không những đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân mà còn góp phần giúp cho huyện ven biển này có những bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội.

Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Cà Mau Lý Văn Thuận cho biết, đến thời điểm này, tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh đạt 266.500 tấn, trong đó có 86.500 tấn tôm, tương đương so cùng kỳ năm trước.